Ngôn ngữ:

Khoa Kế toán và Kinh doanh - Khoa Kế toán và Kinh doanh, Trường Đại học Thuỷ lợi được thành lập ngày 21 tháng 10 năm 2024 trên cơ sở tổ chức lại Khoa Kinh tế và Quản lý

Tuyển sinh Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (chương trình định hướng ứng dụng) khóa 33 năm 2025 tại Trường Đại học Thủy lợi

22/01/2025
Bạn đang tìm kiếm chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) uy tín, mang tính ứng dụng cao, với thời gian học li...

ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ BỘ PHẬN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NHIỆM KỲ 2025-2030 THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP

20/01/2025
Ngày 18/01/2025, tại Hội trường T35, Đại hội Đảng bộ bộ phận Kinh tế và Quản lý nhiệm kỳ 2025-2030 đã được tổ chức lo...

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN KHOA KẾ TOÁN VÀ KINH DOANH NHIỆM KỲ 2023-2028

16/01/2025
Ngày 15/01/2025, Đại hội Công đoàn Khoa Kế toán và Kinh doanh nhiệm kỳ 2023-2028 đã diễn ra thành công với sự tham gi...

ĐẠI HỘI CHI BỘ KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ 4 NHIỆM KỲ 2025-2027

13/01/2025
Vào ngày 12/01/2025, Chi bộ Kinh tế và Quản lý 4 đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027. Đây là mốc ...

HỘI NGHỊ KIỆN TOÀN BAN CHẤP HÀNH LIÊN CHI ĐOÀN, LIÊN CHI HỘI KHOA KẾ TOÁN VÀ KINH DOANH NHIỆM KỲ 2024 – 2027

08/01/2025
Ngày 06/01/2025, Khoa Kế toán và Kinh doanh đã long trọng tổ chức Hội nghị kiện toàn Ban Chấp hành Liên Chi Đoàn , Li...

TẤM GƯƠNG SINH VIÊN 5 TỐT CẤP THÀNH PHỐ - HÀNH TRÌNH ĐẦY CẢM HỨNG

05/01/2025
Danh hiệu Sinh viên 5 Tốt là một trong những phong trào trọng điểm, góp phần xây dựng hình ảnh sinh viên toàn diện về...

KẾ HOẠCH TỔ CHỨC CUỘC THI THIẾT KẾ LOGO KHOA KẾ TOÁN VÀ KINH DOANH

03/01/2025
  Thực hiện Nghị quyết số 69/NQ-HĐT4 ngày 21 tháng 10 năm 2024 của Hội đồng trường Đại học Thuỷ lợi về việc tổ c...

CÔNG BỐ QUYẾT ĐỊNH CỦA HIỆU TRƯỞNG KIỆN TOÀN LÃNH ĐẠO KHOA KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ KHOA KẾ TOÁN VÀ KINH DOANH

07/12/2024
Ngày 05/12/2024, Trường Đại học Thuỷ lợi tổ chức lễ Công bố quyết định của Hiệu trưởng Kiện toàn lãnh đạo Khoa Kinh t...

TẤM GƯƠNG SINH VIÊN 5 TỐT

07/12/2024
Đ/C: NGUYỄN HOÀNG HÀ - PHÓ CHỦ TỊCH HỘI SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC THUỶ LỢI Trong hành trình học tập và tham gia hoạt...

BÀI VIẾT SINH VIÊN TIÊU BIỂU KHOA KẾ TOÁN VÀ KINH DOANH

04/12/2024
Cô sinh viên đến từ thành phố Vĩnh Phúc xinh đẹp, Trương Ngọc Lan là cô gái để lại nhiều ấn tượng cho mọi người với t...
27/01/2025

Hành trình vươn đến thành công của sinh viên 5 tốt - Ngô Thị Thu Hoài

Ngô Thị Thu Hoài - cô nữ sinh đến từ mảnh đất Ứng Hoà của Thủ đô Hà Nội xinh đẹp, đã để lại nhiều ấn tượng với tinh thần năng nổ, nhiệt huyết và trách nhiệm trong mọi hoạt động của lớp, của khoa. H...

HỘI NGHỊ KIỆN TOÀN BAN CHẤP HÀNH LIÊN CHI ĐOÀN, LIÊN CHI HỘI KHOA KẾ TOÁN VÀ KINH DOANH NHIỆM KỲ 2024 – 2027

08/01/2025
Ngày 06/01/2025, Khoa Kế toán và Kinh doanh đã long trọng tổ chức Hội nghị kiện toàn Ban Chấp hành Liên Chi Đoàn , Li...

CHƯƠNG TRÌNH CHÀO TÂN SINH VIÊN K66

04/10/2024
Ngày 29/09/2024, Ngành Kế toán – Kiểm toán Khoa Kinh tế và Quản lý Trường Đại học Thủy lợi đã tổ chức thành công Buổi...

NỮ SINH TIÊU BIỂU NGÀNH KIỂM TOÁN

05/09/2024
Trần Thị An hiện tại đang là sinh viên năm 2 ngành Kiểm toán Khoa Kinh tế và Quản Lý lớp 65KTA1. Cô nàng không chỉ là...

NỮ SINH VIÊN ĐA TÀI NGÀNH KIỂM TOÁN

09/08/2024
Trong hàng ngàn ngôi sao tỏa sáng trên bầu trời Trường Đại học Thủy Lợi, có một ngôi sao đặc biệt rực rỡ, đến từ quê ...

Bộ môn-Trung tâm

Bàn luận về vốn trí tuệ và các vấn đề liên quan

1. Sự tăng cường nghiên cứu về vốn trí tuệ trên thế giới Trong những năm gần đây “Cuộc cách mạng công nghiệp 4.0” đã diễn ra ở nhiều nước trên thế giới. Cuộc cách mạng này là sự phát triển và áp dụng những công nghệ mới, tri thức mới về trí thông minh nhân tạo, big data, chuyển đổi số…và làm thay đổi nhiều mặt của cuộc sống đặc biệt trong lĩnh vực kinh tế. Đây là nền tảng để nền kinh tế chuyển đổi mạnh mẽ từ mô hình dựa nhiều vào tài nguyên sang nền kinh tế có hàm lượng chất xám cao. Giữa nguồn lực con người, vốn, tài nguyên, cơ sở vật chất…đều có liên quan với nhau, nhưng trong đó nguồn nhân lực lại được coi là có ảnh hưởng đến các nguồn lực khác. Có thể nói trong cuộc cách mạng này, vai trò của con người, vai trò của tri thức và chất xám lại càng được coi trọng. Bontis (1998) cho rằng trong những tài sản vô hình, hay vốn trí tuệ là yếu tố quan trọng giúp tạo ra lợi thế cũng như giá trị tăng thêm cho doanh nghiệp. Trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt ngày nay, các doanh nghiệp muốn tồn tại và phát triển cần tận dụng tốt các nguồn lực sẵn có của doanh nghiệp với mục tiêu tối ưu hóa lợi nhuận. Ngoài nguồn lực vật chất sẵn có, các doanh nghiệp đã quan tâm nhiều đến các yếu tố vô hình như: nguồn nhân lực, mối quan hệ khách hàng, cấu trúc doanh nghiệp… Trong đó, vốn trí tuệ chính là mấu chốt khác biệt để doanh nghiệp có giúp doanh nghiệp cạnh tranh với doanh nghiệp khác. Nhận thức được tầm quan trọng của vốn trí tuệ trong thời đại mới cùng với sự phát triển của kinh tế tri thức, các nhà khoa học càng quan tâm tới chủ đề này. Các nghiên cứu về vốn trí tuệ nói chung và vốn trí tuệ đặt trong mối quan hệ với các hoạt động của doanh nghiệp nói riêng càng trở nên phong phú và đa dạng. Khi đánh giá sự phát triển của của các nghiên cứu về vốn trí tuệ, Guthrie và cộng sự (2012) đã thực hiện thống kê các nghiên cứu về vốn trí tuệ từ năm 2000 đến năm 2009 từ một số ấn phẩm và nhận thấy số lượng các nghiên cứu liên quan đến chủ đề này chiếm tỷ lệ 15,8% trong số các nghiên cứu về kế toán và xác nhận: vốn trí tuệ đã thực sự trở thành một chủ đề được nhiều nhà khoa học trên giới nghiên cứu quan tâm. Hay tác giả Martín-de Castro và cộng sự (2019) cho rằng: những năm 2010 – 2019 là thời kỳ có số lượng tác phẩm khoa học về vốn trí tuệ lớn nhất và đa dạng nhất, các tạp chí và hội thảo chuyên ngành kế toán cũng mở riêng các số đặc biệt về chủ đề vốn trí tuệ. Như vậy, có thể thấy nghiên cứu về vốn trí tuệ đã phát triển và trở thành một phần không thể thiếu trong các nghiên cứu về kế toán trên thế giới. 2. Khái niệm và các thành phần vốn trí tuệ 2.1. Khái niệm vốn trí tuệ Xung quanh chủ đề về vốn trí tuệ đã có rất nhiều các nghiên cứu lý thuyết và thực nghiệm được tiến hành. Do đó, các khái niệm về vốn trí tuệ cũng được các nhà khoa học giới thiệu. Stewart (1997) cho rằng vốn trí tuệ là nguồn lực của doanh nghiệp, đóng góp cho doanh nghiệp thông qua kiến thức, thông tin, tài sản trí tuệ và kinh nghiệm. Bontis (1998) khi nghiên cứu về vốn trí tuệ cũng đã nhấn mạnh vốn trí tuệ là nguồn lực khó nắm bắt, nhưng nếu được phát hiện và sử dụng nó sẽ mang lại lợi thế trong môi trường cạnh tranh và kết luận vốn trí tuệ bao gồm kiến thức, thông tin, tài sản trí tuệ và kinh nghiệm có thể được sử dụng để tạo ra của cải cho doanh nghiệp. Mặt khác, vốn trí tuệ cũng được biết đến như là một nhân tố tạo ra của cải. Bontis và cộng sự (2000); Brooking (1997) đều cho rằng giá trị công ty là tổng hợp tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Harrison và Sullivan (2000) nhấn mạnh vốn trí tuệ là tri thức có thể biến đổi thành lợi nhuận. Cùng chung nhận định đó, Marr và Moustaghfir (2005) cho rằng vốn trí tuệ bao gồm những nguồn lực vô hình hình thành từ kinh nghiệm và sự học hỏi giúp tạo ra giá trị và sản xuất của cải cho doanh nghiệp. Tương tự, theo Roos (2005), thì vốn trí tuệ có thể được hiểu là tất cả các nguồn lực phi tiền tệ và phi vật chất được kiểm soát một phần hoặc hoàn toàn bởi một tổ chức và đóng góp vào quá trình tạo ra giá trị của tổ chức đó. Như vậy, vốn trí tuệ có thể được định nghĩa theo nhiều khía cạnh khác nhau. Trong đó, định nghĩa được thừa nhận rộng rãi nhất là: vốn trí tuệ là các yếu tố vô hình, có liên quan tới con người và góp phần tạo lợi thế cạnh tranh; đồng thời kết hợp với nguồn vốn vật chất khác sẽ tạo lợi nhuận đóng góp cho doanh nghiệp. Mặc dù còn nhiều tranh cãi nhưng hiện tại, các nhà khoa học đa phần ủng hộ quan điểm các thành phần của vốn trí tuệ gồm: vốn nhân lực, vốn cấu trúc và vốn quan hệ. 2.2. Các thành phần của vốn trí tuệ Vốn trí tuệ là một chỉ tiêu tổng hợp. Do đó, các nhà khoa học đã nhận định vốn trí tuệ được cấu tạo từ các thành phần. Các thành phần sẽ có tính chất và đặc điểm khác nhau khác nhau. Edvinsson và Malone (1997) đề xuất rằng vốn trí tuệ là một cấu trúc có hai cấp độ: vốn nhân lực (lợi thế kiến thức của nhân viên của công ty) và vốn cấu trúc (cơ sở hạ tầng hỗ trợ vốn nhân lực). Trong đó, vốn cấu trúc được chia thành 2 thành phần: vốn tổ chức (kiến thức - được tạo ra và được lưu trữ trong hệ thống và quy trình công nghệ thông tin của một công ty) và vốn khách hàng (các mối quan hệ mà một công ty có với khách hàng của mình). Nhìn chung, các học giả có cùng chung quan điểm về các thành phần chính của vốn trí tuệ (Bontis và cộng sự, 2002) gồm: vốn nhân lực; vốn cấu trúc; và vốn khách hàng/vốn quan hệ (Subramaniam và Youndt, 2005). Như vậy, mặc dù các nhà khoa học còn nhiều ý kiến khác nhau khi phân loại các thành phần của vốn trí tuệ. Nhưng phương pháp phân loại theo Bontis và cộng sự, (2000) được phổ biến và nhiều nhà khoa học kế thừa và sử dụng. Theo Bontis và cộng sự (2000) vốn trí tuệ có thể được chia thành 3 thành phần: vốn nhân lực, vốn cấu trúc và vốn mối quan hệ. Theo đó, mỗi thành phần sẽ có những đặc điểm riêng khác nhau. Vốn nhân lực Vốn nhân lực là tố chất riêng của từng cá nhân và không được sở hữu trực tiếp bởi tổ chức Edvinsson và Malone (1997). Theo hướng dẫn Meritum (2003), vốn nhân lực đề cập đến kiến thức, kỹ năng và kinh nghiệm của nhân viên gồm: năng lực đổi mới, sáng tạo, bí quyết và kinh nghiệm, khả năng làm việc nhóm, tính linh hoạt, khả năng chịu áp lực, động lực, sự hài lòng, năng lực học tập, lòng trung thành, đào tạo và giáo dục. Vốn nhân lực cũng là thành phần cơ bản trong vốn trí tuệ (Yang và Lin, 2009). Tương tự, Kavida và Sivakoumar (2009) đã xem vốn nhân lực là sự hội tụ các đặc điểm của nhân viên như kỹ năng, năng lực, kinh nghiệm, giáo dục và thái độ về cuộc sống và kinh doanh. Các năng lực khác nhau như học tập và giáo dục, kinh nghiệm và chuyên môn, sáng tạo, thái độ của nhân viên cũng như tuyển dụng và đào tạo đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển nguồn nhân lực (Sharabati và cộng sự, 2010; Subramaniam và Youndt, 2005). Ví dụ: nhân viên có kinh nghiệm, được đào tạo, có khả năng sáng tạo và có động lực làm việc cao có thể làm việc hiệu quả hơn và do đó tạo lợi thế cho doanh nghiệp. Hay theo Halim (2010) nhận định vốn nhân lực thể hiện những gì nhân viên mang lại trong quá trình gia tăng giá trị gồm năng lực chuyên môn, động lực của nhân viên và khả năng lãnh đạo. Như vậy, vốn nhân lực là tất cả các yếu tố liên quan đến nhân sự trong doanh nghiệp, tổ chức như khả năng làm việc của người lao động, kỹ năng quản lý của các nhà quản trị trong doanh nghiệp nhằm mang lại lợi ích cho doanh nghiệp. Vốn cấu trúc Vốn cấu trúc hay vốn tổ chức những yếu tố mang tính “tổ hợp” và “vô hình” mà tổ chức/doanh nghiệp sở hữu như: tri thức tập thể, các quy trình nội bộ, ý chí và văn hóa chung của tổ chức…Vốn cấu trúc đề cập đến cơ chế và cấu trúc của một tổ chức giúp hỗ trợ nhân viên đạt hiệu quả trí tuệ tối ưu (Bollen và cộng sự, 2005). Edvinsson và Malone (1997) nhấn mạnh rằng “vốn cấu trúc bao gồm kiến ​​thức được tập hợp trong các hệ thống, cơ sở dữ liệu và chương trình”. Bontis và cộng sự (2002) nhận xét rằng một cá nhân trong một tổ chức không bao giờ có thể đạt được tiềm năng đầy đủ nhất nếu quy trình tổ chức của doanh nghiệp yếu kém. Vốn cấu trúc là kết quả từ các hệ thống và chương trình, công nghệ thông tin, văn hóa doanh nghiệp, sự đổi mới và phát triển (Sharabati và cộng sự, 2010). Ví dụ: các quy trình làm việc chặt chẽ rõ ràng, ứng dụng công nghệ thông tin tốt sẽ giúp nhân viên thuận tiện hơn trong quá trình làm việc, nâng cao hiệu quả của nhân viên, từ đó nâng cao năng suất lao động và giá trị của doanh nghiệp. Có thể nói vốn cấu trúc chính là khung xương và kết dính của một doanh nghiệp. (Cabrita và Bontis, 2008) Như vậy, vốn cấu trúc đại diện cho các nguồn lực vô hình trong tổ chức ngoại  trừ  nguồn nhân lực. Nó bao gồm tất cả các yếu tố và là điều kiện giúp cho một tổ  chức hoạt động, ngoài ra vốn cấu trúc cũng góp phần hỗ trợ các hoạt động trong công việc của nhân viên như: văn hóa doanh nghiệp, thực tiễn và quy trình làm việc, sở hữu trí tuệ. Văn hóa doanh nghiệp là điều kiện cho các nhân viên cùng làm việc để hướng đến mục tiêu chung. Thực tiễn và quy trình làm việc phản ánh quá trình chia sẻ kiến thức trong nội bộ công ty. Sở hữu trí tuệ bao gồm các tài sản vô hình được bảo vệ về  mặt luật pháp như bằng sáng chế, bản quyền, thương hiệu, thiết kế, bí mật kinh doanh và dữ liệu. Vốn mối quan hệ Các thành phần vốn cấu trúc và vốn nhân lực không thể đặt ngoài mối quan hệ với thành phần vốn quan hệ. Shih và cộng sự (2010) cho rằng vốn quan hệ là sự tương tác giữa doanh nghiệp với khách hàng, hay doanh nghiệp với các nhà cung cấp, nhà thầu và các đối tác liên kết khác. Các năng lực như quan hệ khách hàng cũng như lòng trung thành của khách hàng và niềm tin đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển vốn quan hệ (Sharabati và cộng sự, 2010). Ví dụ, mức độ trung thành và tin cậy của khách hàng cao hơn, tốt hơn sẽ thể hiện mối quan hệ với khách hàng tốt hơn. Ngoài ra, thành phần vốn này cũng thể hiện uy tín của doanh nghiệp và tổ chức và sự tin cậy của công chúng đối với doanh nghiệp đó. 3. Vốn trí tuệ và báo cáo tài chính Theo quy định hiện nay, chỉ có chuẩn mực kế toán Việt Nam số 04 có đề cập đến tài sản vô hình tại doanh nghiệp đó là tài sản cố định vô hình. Theo đó, một tài sản cố định vô hình được ghi nhận trên bảng cân đối kế toán phải đáp ứng các điều kiện sau: + Chắc chắn thu được lợi ích kinh tế trong tương lai do tài sản đó mang lại; + Nguyên giá tài sản phải được xác định một cách đáng tin cậy; + Thời gian sử dụng ước tính trên 1 năm; + Có đủ tiêu chuẩn giá trị theo quy định hiện hành. Như vậy, trong hệ thống văn bản pháp luật hiện nay ở Việt Nam chưa đề cập đến vốn trí tuệ với đặc tính là vô hình, liên quan đến con người và có khả năng tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp. Trong khi đó, vốn trí tuệ là khái niệm lớn hơn và bao trùm khái niệm tài sản cố định vô hình theo Chuẩn mực kế toán số 04.  Do đó, nhằm tăng cường hiểu biết về vốn trí tuệ cũng như nhằm cung cấp đầy đủ hơn cho người sử dụng thông tin về các hoạt động của doanh nghiệp, các nhà hoạch định chính sách có thể xây dựng các hướng dẫn về việc nhận diện, đo lường và báo cáo về vốn trí tuệ cho các doanh nghiệp TÀI LIỆU THAM KHẢO Bollen, L., Vergauwen, P., & Schnieders, S. (2005), Linking intellectual capital and intellectual property to company performance, Management Decision, 43(9), 1161-1185. Bontis, N. (1998), Intellectual capital: an exploratory study that develops measures and models, Management Decision, 36(2), 63-76. Bontis, N., Chua Chong Keow, W., & Richardson, S. (2000), Intellectual capital and business performance in Malaysian industries, Journal of Intellectual Capital, 1(1), 85-100. Bontis, N., Crossan, M. M., & Hulland, J. (2002), Managing an organizational learning system by aligning stocks and flows, Journal of management studies, 39(4), 437-469. Brooking, A. (1997), Intellectual Capital, London: International Thompson Business Press. Cabrita, M. d. R., & Bontis, N. (2008), Intellectual capital and business performance in the Portuguese banking industry, International Journal of Technology Management, 43(1-3), 212-237. Edvinsson, L., & Malone, M. (1997), Intellectual Capital, New York: Harper Business. Guthrie, J., Ricceri, F., & Dumay, J. (2012), Reflections and projections: a decade of intellectual capital accounting research, The british accounting review, 44(2), 68-82. Halim, S. (2010), Statistical analysis on the intellectual capital statement, Journal of Intellectual Capital, 11(1), 61-73. Harrison, S., & Sullivan, P. H. (2000), Profiting from intellectual capital: learning from leading companies, Journal of Intellectual Capital, 1, 33-46. Kavida, V., & Sivakoumar, N. (2009), Intellectual Capital: A Strategic Management Perspective, IUP Journal of Knowledge Management, 7(5/6), 55-69. Marr, B., & Moustaghfir, K. (2005), Defining intellectual capital: a three‐dimensional approach, Management Decision, 43(9), 1114-1128. Martín-de Castro, G., Díez-Vial, I., & Delgado-Verde, M. (2019), Intellectual capital and the firm: evolution and research trends, Journal of Intellectual Capital, 20(4), 550-580. Roos, G. (2005), Intellectual capital and strategy: a primer for today’s manager, Handbook of business strategy, 6(1), 123-132. Sharabati, A. A. A., Jawad, S. N., & Bontis, N. (2010), Intellectual capital and business performance in the pharmaceutical sector of Jordan, Management Decision, 48(1), 105-131. Shih, K. H., Chang, C. J., & Lin, B. (2010), Assessing knowledge creation and intellectual capital in banking industry, Journal of Intellectual Capital, 11(1), 74-89. Stewart, T. (1997), Intellectual Capital: The New Wealth of Nations, New York, NY: Doubleday Dell Publishing Group. Subramaniam, M., & Youndt, M. A. (2005), The influence of intellectual capital on the types of innovative capabilities, Academy of Management journal, 48(3), 450-463. Yang, C. C., & Lin, C. Y. Y. (2009), Does intellectual capital mediate the relationship between HRM and organizational performance? Perspective of a healthcare industry in Taiwan, The International Journal of Human Resource Management, 20(9), 1965-1984.
Xem thêm

Hành trình vươn đến thành công của sinh viên 5 tốt - Ngô Thị Thu Hoài

Ngô Thị Thu Hoài - cô nữ sinh đến từ mảnh đất Ứng Hoà của Thủ đô Hà Nội xinh đẹp, đã để lại nhiều ấn tượng với tinh thần năng nổ, nhiệt huyết và trách nhiệm trong mọi hoạt động của lớp, của khoa. Hiện tại, Thu Hoài là sinh viên năm 3, ngành Kiểm toán thuộc Khoa Kế toán và Kinh doanh - Trường Đại học Thuỷ Lợi. Bên cạnh đó, Thu Hoài còn đảm nhiệm vai trò là Uỷ viên Ban chấp hành Liên Chi Đoàn khoa Kế toán và Kinh doanh, thành viên Ban học tập và Phát triển Đảng khoa Kế toán và Kinh doanh. Với tinh thần ham học hỏi, sự chăm chỉ nên Thu Hoài luôn duy trì GPA cao thuộc top đầu của lớp, bên cạnh đó cô nàng xinh xắn ấy đã đạt được nhiều thành tích tốt trong quá trình học tập và rèn luyện: - Giải Nhì Hội nghị khoa học sinh viên cấp khoa năm học 2023-2024 - Sinh viên 5 tốt cấp trường năm học 2023-2024. Không chỉ học tập tốt, cô nữ sinh của chúng ta còn tích cực tham gia các hoạt động của Hội sinh viên, Câu lạc bộ: - Cộng tác viên tháng Thanh niên của Hội sinh viên Trường Đại học Thuỷ lợi - Tham gia Ngày hội hiến máu toàn trường Ánh Ban Mai VI - Tham gia chương trình “Jingle Bells - Giáng Sinh Nhân Ái 2024” do Câu lạc bộ Phát triển kỹ năng tổ chức. Khi được hỏi về những thành tích đã đạt được, Thu Hoài chia sẻ: “Là sinh viên khoá đầu của ngành Kiểm toán, em luôn cố gắng học tập và rèn luyện tốt để làm rạng danh sinh viên Khoa Kế toán và Kinh doanh nói chung và ngành Kiểm toán nói riêng. Với em, Thành công không phải là điểm đến, mà là hành trình vượt qua thử thách. Em luôn tâm niệm như vậy và lấy đó làm kim chỉ nam cho mọi hành động của mình”.
Xem thêm

Giới thiệu về Bộ môn Tài chính và Ngành Tài chính - Ngân hàng

Giới thiệu về Bộ môn Tài chính Nằm trong Chiến lược phát triển chung của Trường Đại học Thủy Lợi, Bộ môn Tài chính được thành lập theo Quyết định số 732/QĐ-ĐHTL ngày 01 tháng 7 năm 2021 của Hiệu trưởng Trường Đại học Thủy Lợi.  Hiện nay, đội ngũ giảng viên cơ hữu của bộ môn bao gồm:   PGS.TS Lê Thanh Phương GVC, Phụ trách bộ môn TS Tô Minh Hương GV, Phó Trưởng bộ môn PGS.TS Đào Thị Hương GVC, Phó Trưởng bộ môn TS Vũ Thị Phương Thảo  GVC TS Hoàng Thị Mai Anh Giảng viên ThS Nguyễn Thu Hằng Giảng viên ThS Trần Trà My Giảng viên ThS Nguyễn Thị Vân Anh Giảng viên ThS Phạm Quỳnh Hương Giảng viên ThS Phạm Tiến Anh Giảng viên Đội ngũ giảng viên cơ hữu của bộ môn là những thầy cô giáo giàu nhiệt huyết, có bề dày kinh nghiệm giảng dạy, phần lớn được đào tạo bài bản tại các trường đại học danh tiếng trong nước và tại các nước phát triển như Úc, Pháp, Anh… Các giảng viên có rất nhiều bài nghiên cứu và bài báo đăng trên các tạp chí khoa học, hội nghị trong nước và quốc tế. Bộ môn thường xuyên tổ chức và tham gia các buổi trao đổi học thuật, hội nghị, hội thảo cùng các chuyên gia trong lĩnh vực Tài chính Ngân hàng, không ngừng học tập để trau dồi bản thân, tích luỹ kinh nghiệm và kiến thức. Bộ môn đã đạt được các danh hiệu Tập thể lao động xuất sắc của Trường. Một số hình ảnh về các hoạt động của Bộ môn   Chương trình cử nhân Tài chính - Ngân hàng Bộ môn Tài chính phụ trách ngành Tài chính - Ngân hàng, với mã số 73401201 của Trường Đại học Thuỷ Lợi, với khoá sinh viên đầu tiên từ năm học 2022-2023. Hiện nay đã tuyển sinh được 3 khoá theo học, với tổng số sinh viên lên tới hơn 360 sinh viên.  Thời gian và chương trình đào tạo   Thời gian đào tạo đối với ngành Tài chính – Ngân hàng là 4 năm. Chương trình đào tạo Ngành Tài chính – Ngân hàng của Bộ môn Tài chính – Trường Đại học Thủy Lợi được xây dựng dựa trên các chương trình đào tạo của các trường đại học có uy tín ở nước ngoài (Mỹ, Anh, Úc). Chương trình đào tạo tích hợp kiến thức với đào tạo kỹ năng nghề nghiệp, kỹ năng cá nhân, giao tiếp và khởi nghiệp… nhằm giúp cho sinh viên khi ra trường vừa có kiến thức nền tảng vừa có các kỹ năng và phẩm chất cần thiết cho công việc trong một môi trường kinh doanh luôn biến động. Đặc biệt, chương trình có các học phần giúp người học có năng lực đổi mới – sáng tạo và thích ứng với sự thay đổi của công nghệ tài chính, các ứng dụng mới trong tài chính như trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu lớn, ...  Cơ hội nghề nghiệp Trong bối cảnh hội nhập kinh tế sâu rộng của quốc gia, cùng với sự lên ngôi của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, các ngân hàng, tổ chức tài chính đã và đang phát triển mạnh mẽ theo hướng đa dạng hình thức, ứng dụng số hóa và công nghệ thông tin. Vấn đề nguồn nhân lực được xem là nền tảng phát triển bền vững cho các ngân hàng, tổ chức tài chính. Trong tương lai, ngành tài chính, ngân hàng sẽ tăng trưởng mạnh cả về quy mô hoạt động và nhân sự. Do đó, cơ hội việc làm đối với sinh viên tốt nghiệp ngành này là rất cao. Sau khi tốt nghiệp ngành Tài chính - Ngân hàng, sinh viên có thể làm việc ở một trong những vị trí sau:    (1) Chuyên viên ở các vị trí có liên quan tới tài chính tại các cơ quan quản lý nhà nước về Tài chính. (2) Chuyên viên tại các tổ chức tài chính (ngân hàng, công ty tài chính, công ty chứng khoán, quỹ đầu tư, tổ chức tài chính quốc tế). (3) Chuyên viên về tài chính doanh nghiệp tại các tập đoàn, tổng công ty, doanh nghiệp. (4) Nghiên cứu viên, trợ giảng liên quan tới tài chính tại viện nghiên cứu hay cơ sở giáo dục đại học.  (5) Sinh viên tốt nghiệp cũng có khả năng tự nghiên cứu chuyển đổi nhanh để làm việc được ở các bộ phận thuộc chức năng, quản trị liên quan đến lĩnh vực tài chính ngân hàng khác (tư vấn tài chính, quản trị tài chính, tư vấn thuế, bảo hiểm…) ở các doanh nghiệp.  Điểm mạnh của ngành Tài chính – Ngân hàng tại trường Đại học Thủy Lợi (1) Chương trình đào tạo hiện đại với định hướng quốc tế Chương trình đào tạo có tham khảo và định hướng theo chương trình đào tạo của các nước phát triển. Đặc biệt, chương trình được lồng ghép những môn học gắn liền với công nghệ và chuyển đổi số như Trí tuệ nhân tạo trong tài chính, Công nghệ Tài chính…, sẽ giúp các em sớm thích ứng với yêu cầu thực tiễn của các doanh nghiệp trong kỷ nguyên số hiện nay (2) Chú trọng vào thực tiễn, thực hành - Chương trình đào tạo được định hướng ứng dụng nghề nghiệp. Sinh viên không chỉ được rèn luyện kiến thức chuyên môn về lĩnh vực, mà còn được trang bị kỹ năng ngoại ngữ, kỹ năng mềm cùng tinh thần khởi nghiệp – những kỹ năng thực tiễn để vận dụng cho công việc trong tương lai. Do đó, sau khi tốt nghiệp sinh viên có thể làm việc ngay mà không phải tốn kém nhiều thời gian và công sức học thêm các khóa kỹ năng khác vì đã được trang bị kiến thức bao quát, thực tiễn để làm việc trong quá trình đào tạo ở trường.  - Từ năm thứ ba, sinh viên được đến doanh nghiệp để tiếp cận thực tế, có thể được công ty chứng khoán nhận làm cộng tác viên để đào tạo nghiệp vụ.  (3) Đội ngũ giảng viên ưu tú Đội ngũ giảng viên cơ hữu giàu nhiệt huyết, có bề dày kinh nghiệm giảng dạy, phần lớn có trình độ thạc sĩ, tiến sĩ được đào tạo bài bản tại các trường đại học danh tiếng trong nước và trên thế giới. (4) Cơ sở vật chất tiên tiến, vị trí học tập lý tưởng Trường tọa lạc tại trung tâm thủ đô, giao thông thuận tiện và phát triển. Cơ sở vật chất, hệ thống phòng học, giảng đường và trang thiết bị hỗ trợ giảng dạy phục vụ đào tạo đã được nhà trường trang bị đầy đủ về số lượng, đảm bảo tốt về chất lượng, đáp ứng tốt nhất cho mục tiêu đào tạo nguồn nhân lực có trình độ cao. Những thành tích đạt được  Sinh viên ngành Tài chính - Ngân hàng của Trường Đại học Thuỷ Lợi  đã đạt được nhiều thành tích đáng chú ý trong học tập, nghiên cứu khoa học, cũng như các hoạt động ngoại khóa. Những thành tích này không chỉ phản ánh sự nỗ lực của sinh viên mà còn là kết quả của quá trình giảng dạy và định hướng nghề nghiệp của các giảng viên, giúp sinh viên phát triển toàn diện và tự tin bước vào thị trường lao động. Về thành tích học tập: Nhiều sinh viên đạt danh hiệu Sinh viên giỏi, Sinh viên xuất sắc, Sinh viên 5 tốt. Chương trình học của ngành được thiết kế để khuyến khích sinh viên phát triển tư duy phân tích và giải quyết vấn đề, qua đó giúp họ đạt thành tích học tập tốt và xây dựng nền tảng vững chắc cho sự nghiệp sau này. Ngoài ra, sinh viên ngành TCNH rất tích cực tham gia vào các hoạt động nghiên cứu khoa học, tham gia báo cáo tại hội nghị NCKH cấp khoa và đạt được giải thưởng. Những nghiên cứu này không chỉ phục vụ cho việc học tập mà còn góp phần nâng cao chất lượng nghiên cứu của nhà trường. Hiện nay một số sinh viên đã đi thực tập tại các ngân hàng, tổ chức tài chính và các doanh nghiệp. Thành tích của sinh viên trong các kỳ thực tập được các đơn vị tiếp nhận đánh giá cao, giúp mở ra cơ hội nghề nghiệp sau khi tốt nghiệp. Bên cạnh đó, sinh viên còn rất tích cực tham gia các hoạt động ngoại khoá như các cuộc thi tài chính, thi Olympic, các chương trình hội thảo trong số đó có thể kể đến như cuộc thi Vũ Trụ đồng tiền (Moneyverse) do VTV tổ chức , cuộc thi Tìm hiểu về tiền, cuộc thi Hiểu biết về tài chính,... Một số hình ảnh của sinh viên ngành TCNH
Xem thêm

Bộ môn Quản trị kinh doanh - Hành trình xây dựng và phát triển

Bộ môn Quản trị kinh doanh được thành lập từ tháng 12 năm 2008 trên cơ sở sắp xếp và kiện toàn lại cơ cấu tổ chức của Khoa Kinh tế và Quản lý. Với đội ngũ giảng viên được tuyển chọn từ các trường Đại học có uy tín trên thế giới và Việt Nam, có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm Bộ môn Quản trị kinh doanh không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh. Hiện thực hóa Chiến lược phát triển Đại học Thủy lợi giai đoạn 2006-2020, đưa Đại học Thủy lợi trở thành một trong các trường Đại học đa ngành hàng đầu của Việt Nam, có năng lực hội nhập cao với hệ thống giáo dục đại học khu vực và quốc tế, tháng 12 năm 2018, Bộ môn Quản trị kinh doanh được thành lập trên cơ sở sắp xếp và kiện toàn lại cơ cấu tổ chức của Khoa Kinh tế và Quản lý. Với đội ngũ giảng viên được tuyển chọn từ các trường Đại học có uy tín trên thế giới và Việt Nam, có chuyên môn giỏi, giàu kinh nghiệm Bộ môn Quản trị kinh doanh không ngừng phát triển và ngày càng lớn mạnh.  Trong thời gian qua, Bộ môn đã đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu khoa học và dịch giáo trình nước ngoài phục vụ công tác giảng dạy của các giảng viên trong Khoa cũng như trong lĩnh vực học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh. Các Thầy, Cô trong Bộ môn Quản trị kinh doanh Nhiệm vụ của bộ môn là giảng dạy, đào tạo các Học phần trong Chương trình đào tạo Ngành Quản trị kinh doanh và các Chương trình đào tạo khác trong Khoa cũng như triển khai hoạt động Nghiên cứu khoa học trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý. Kết quả đào tạo - Đại học chính quy: hiện nay đã và đang đào tạo 11 Khóa : K50, K51, K52, K53, K54, K55, K56, K57, K58, K59 và K60 với hơn 1300 sinh viên. Hiện đã có hơn 90% sinh viên K50, K51, K52, K53, K54, K55, K56 ra trường và tỷ lệ có việc làm rất cao. - Các khóa đào tạo ngắn hạn: Đã tổ chức đào tạo được 2 Khóa ngắn hạn về : Kỹ năng thuyết trình và Kỹ năng phỏng vấn và xin việc. Sau khóa học, học viên tham gia đánh giá chương trình đào tạo cơ bản đáp ứng được kỳ vọng ban đầu của họ. Hoạt động sinh viên - Sinh viên ngành QTKD: luôn năng động, có truyền thống làm thủ lĩnh và tham gia nhiệt tình các hoạt động phong trào. - Sinh viên Quản trị kinh doanh có câu lạc bộ Doanh nhân tương lai (thành lập 2009), là tổ chức của sinh viên yêu thích kinh doanh, có sự tư vấn và ủng hộ của các thầy cô giáo trong bộ môn QTKD. Câu lạc bộ hoạt động với ba nhiệm vụ chính là: + Tổ chức sự kiện, các buổi giao lưu, tọa đàm: Kết nối các doanh nhân, những người thành đạt với sinh viên trong toàn trường với các chủ đề: Hành trang doanh nhân, Bí quyết chinh phục nhà tuyển dụng, Tìm kiếm tài năng thuyết trình Đại học Thủy Lợi... + Đào tạo để các thành viên CLB có đủ kiến thức, kỹ năng làm việc. + Thực hiện các ý tưởng kinh doanh của các thành viên trong CLB để các bạn sinh viên được trải nghiệm thực tế Định hướng phát triển - Nhanh chóng khẳng định chất lượng sản phẩm đào tạo hiện tại và từng bước đa dạng hóa các sản phẩm đào tạo.                        - Xây dựng, phát triển đội ngũ giáo viên đủ về số lượng, giỏi về chuyên môn nghiệp vụ, thành thạo về ngoại ngữ, tin học và yêu nghề. Tạo điều kiện cho giảng viên được học tập nâng cao trình độ, liên kết, trao đổi thông tin trong lĩnh vực chuyên môn với các doanh nghiệp, đồng nghiệp trong nước và quốc tế. - Đổi mới nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy và học tập theo hướng cập nhật, hiện đại, hòa nhập với khu vực và quốc tế. - Gắn liền đào tạo với nghiên cứu và hoạt động thực tiễn. Kết quả nghiên cứu khoa học đã thực hiện được Trong gần 10 năm hoạt động (2008 – 2017), Bộ môn Quản trị kinh doanh đã đạt được nhiều thành tích trong lĩnh vực giảng dạy, nghiên cứu khoa học và dịch giáo trình nước ngoài phục vụ công tác giảng dạy của các giảng viên trong Khoa cũng như trong lĩnh vực học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên ngành Quản trị kinh doanh. Bộ môn luôn là đơn vị đi đầu trong các phong trào Công đoàn, Đoàn thanh niên và sinh viên của Trường về văn nghệ, thể thao, nghiên cứu khoa học sinh viên, phong trào sinh viên tình nguyện. a. Nghiên cứu khoa học sinh viên: Năm học 2009-2010: 5 đề tài NCKH với 1 giải nhất , 1 giải nhì và 1 giải khuyến khích Năm học 2010-2011: 6 đề tài NCKH với 1 giải nhì và 3 giải ba. Năm học 2011-2012 : 15 đề tài NCKH với 2 giải nhì và 4 giải ba. Năm học 2012-2013: 18 đề tài NCKH với 1 giải nhất, 2 giải nhì và 3 giải ba trong đó có 1 đề tài được giải nhất cấp Trường được gửi đi tham dự cuộc thi VIFOTEC và đạt giải khuyến khích Năm học 2013-2014 : 13 đề tài NCKH với với 1 giải nhất, 1 giải nhì và 2 giải ba trong đó có 1 đề tài được giải nhất cấp Trường được gửi đi tham dự cuộc thi VIFOTEC và đạt giải khuyến khích. Năm học 2014-2015 : 14 đề tài NCKH với 1 giải nhất, 1 giải nhì và 2 giải ba Năm học 2015-2016 : 11 đề tài NCKH với 1 giải nhất, 1 giải nhì và 1 giải ba Năm học 2016-2017 : 9 đề tài NCKH với 1 giải nhất, 1 giải ba Năm học 2017-2018 : 13 đề tài NCKH với 1 Giải nhất, 1 Giải nhì, 1 Giải ba b. Nghiên cứu KH phục vụ sản xuất và các công tác đào tạo và nghiên cứu khác: Các thầy cô giáo trong bộ môn đã tích cực tham gia nghiên cứu khoa học phục vụ sản xuất Nghiên cứu KH phục vụ sản xuất: + Năm học 2008-2009: Tham gia NCKH đề tài cấp Bộ + Năm học 2009-2010: Tham gia NCKH 1 đề tài quốc tế do tổ chức M.POWER – Thái Lan tài trợ, 1 đề tài cấp cơ sở. + Năm học 2010 - 2011: Chủ trì 2 đề tài cấp cơ sở - Nghiên cứu phương pháp làm trơn hàm mũ - Áp dụng để dự báo  mức sản lượng cho một số sản phẩm nông nghiệp xuất khẩu chính của Việt Nam giai đoạn mới. - Tính giá trị kinh tế của quy hoạch phòng lũ lưu vực sông Đáy + Năm học 2012-2013 : Tham gia 3 đề tài NCKH phục vụ sản xuất; chủ nhiệm và bảo vệ thành công 2 đề tài NCKH phục vụ sản xuất năm 2013, trong đó có 1 đề tài cấp bộ + Năm học 2013-2014 : Tham gia 2 đề tài NCKH phục vụ sản xuất cấp bộ. Có 1 báo cáo Hội nghị khoa học trường thường niên tháng 12 năm 2013 và đăng trên Kỷ yếu của trường. + Năm học 2014-2015 : Tham gia 1 đề tài NCKH phục vụ sản xuất cấp trường. + Năm học 2015-2016 : Có 3 báo cáo Hội nghị khoa học trường thường niên tháng 11 năm 2015. + Năm học 2016-2017 : Có 5 báo cáo Hội nghị khoa học trường thường niên tháng 11 năm 2015, 5 bài báo đăng trên các Tạp chí chuyên ngành và Hội thảo quốc tế + Năm học 2017-2018: Chủ trì 1 Đề tài NCKH cấp cơ sở, Tham gia 1 Đề tài NCKH Cấp Bộ Đào tạo ngắn hạn + Giảng dạy khóa học “Basic line study incorporating KAP (Knowledge, Attitute, and Practise)” do Đức tài trợ. + Đào tạo 1 khóa học ngắn hạn cho dự án đào tạo QTKD cho cán bộ tỉnh Sơn La. + Giảng dạy các lớp kỹ năng trong và ngoài trường. + Giảng dạy các Khóa: “Quản trị chất lượng dịch vụ”, “ Kiểm soát quá trình bằng công cụ thống kê” cho VNPT, M1- Viettel, Tập đoàn Phenika Công trình Nghiên cứu khoa học + 2008: 2 bài thuộc Tạp chí Khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường. + 2009: 3 bài thuộc Tạp chí Khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường. + 2010: 1 bài thuộc Tạp chí Khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường. + 2011: 2 bài báo trên Tạp chí khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường. + 2012 : 4 bài báo thuộc Tạp chí Khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường. + 2013: 1 bài thuộc Tạp chí Khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường. + 2014: 1 bài tham gia HNKH thường niên 2014 đăng Kỷ yếu Khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường. + 2015: 3 bài tham gia HNKH thường niên 2015 đăng Kỷ yếu Khoa học kỹ thuật thủy lợi và môi trường. + 2016: 5 báo cáo Hội nghị khoa học trường thường niên tháng 11 năm 2015, 5 bài báo đăng trên các Tạp chí chuyên ngành và Hội thảo quốc tế + 2017: Công bố 15 Công trình trên các Tạp chí khoa học trong và ngoài nước + 2018: Công bố trên 20 Công trình NCKH trên các Tạp chí khoa học trong và ngoài nước Sách, Giáo trình đã xuất bản + Giáo trình "Ứng dụng Lý thuyết trò chơi trong Kinh tế và Kinh doanh", 2016. + Giáo trình "Kinh tế vi mô", 2009. + Giáo trình "Kinh tế quản lý", 2010. + Giáo trình "Quản trị kinh doanh hiện đại", 2011. Thông tin liên hệ Bộ môn Quản trị kinh doanh - Trường Đại học Thuỷ lợi P209 nhà A5 - 175 Tây Sơn- Đống Đa- Hà Nôi Điện thoại: 084.4.3564212
Xem thêm

Người học

5 kỹ năng mềm quan trọng mà sinh viên khối ngành kinh tế nên rèn luyện

Những người có kỹ năng mềm dễ có khả năng thành công hơn. Một nghiên cứu cũng chỉ ra, có hơn 90% người trong danh sách người giàu nhất thế giới sở hữu các kỹ năng mềm vượt trội. Kỹ năng mềm là gì? Kỹ năng mềm là những kỹ năng phi kỹ thuật liên quan đến cách bạn làm việc, bao gồm việc tương tác với đồng nghiệp, cách giải quyết một vấn đề và quản lý công việc của bản thân. Có thể nói, vai trò của kỹ năng mềm đối với con người cực kỳ quan trọng. Một ví dụ đơn giản bạn có thể thấy, một người có chuyên môn giỏi nhưng không biết cách giao tiếp với mọi người thì họ rất khó có thể hòa đồng với đồng nghiệp, và tiến xa hơn trong sự nghiệp. Con đường sự nghiệp của mỗi người chịu ảnh hưởng lớn của kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm là yếu tố để phát triển các kỹ năng cứng liên quan. Những người có kỹ năng mềm dễ có khả năng thành công hơn, một nghiên cứu cũng chỉ ra, có hơn 90% người trong danh sách người giàu nhất thế giới sở hữu các kỹ năng mềm vượt trội. Sinh viên kinh tế rèn luyện kỹ năng mềm gì? Để thành công trong chuyên ngành Kinh tế, bước đầu bạn cần phải phát triển một số kỹ năng mềm chính yếu như: Kỹ năng giao tiếp tốt: Khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả là quan trọng trong công việc kinh tế. Kỹ năng giao tiếp giúp bạn thuận lợi trong việc tạo dựng mối quan hệ với mọi người, truyền đạt thông tin,… Kỹ năng làm việc nhóm: Được hiểu là khả năng làm việc cùng với những người xung quanh nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao. Đây là yếu tố chính đem đến sự thành công trong thị trường kinh tế, kinh doanh với những đội nhóm vững mạnh đoàn kết và chuyên nghiệp. Kỹ năng thích nghi, thích ứng: Được hiểu là khả năng thích ứng linh hoạt với môi trường mới, qua đó giúp bạn dễ dàng phát huy được năng lực và phẩm chất của bản thân. Trong môi trường sôi động của nền kinh tế với kỹ năng này bạn sẽ luôn theo kịp được xu hướng phát triển và đạt được những thành công tiếp nối thành công. Kỹ năng đàm phán : Đàm phán là một phương cách gắn kết nhằm thỏa mãn vấn đề đặt ra trong mối quan hệ, đây nghệ thuật của sự thấu hiểu và hợp tác. Đàm phán chính là để xác định một phương thức trao đổi thỏa thuận mà các bên cùng chấp nhận. Đàm phán là một kỹ năng giúp sinh viên kinh tế bước lên đỉnh cao trong nghề nghiệp của mình. Kỹ năng phân tích và ra quyết định kịp thời: Kỹ năng này giúp bạn hiểu sâu thấu đáo hơn về các vấn đề kinh tế với tư duy logic. Khả năng đưa ra quyết định dựa trên những tìm hiểu và phân tích kỹ càng các tình huống, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp. Có thể nói, đây là kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng giúp bạn đạt được những mục tiêu trong hoạt động kinh tế một cách suôn sẻ và nhanh chóng.
Xem thêm

Bài giảng Kiểm soát nội bộ

Môn học “Kiểm soát nội bộ” sẽ giúp người học hiểu được các vấn đề cơ bản của kiểm soát nội bộ như: quá trình phát triển của kiểm soát nội bộ, khái niệm và các thành phần cơ bản để xây dựng kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, môn học này trang bị kiến thức về tổ chức kiểm soát nội bộ trong các chu trình kinh doanh cơ bản trong doanh nghiệp như chu trình mua hàng và thanh toán, chu trình bán hàng và thu tiền, chu trình tiền lương và nhân sự… theo các nội dung về các hoạt động cơ bản của chu trình, các rủi ro và mục tiêu kiểm soát nội bộ đối với từng chu trình và xây dựng các hoạt động kiểm soát cụ thể với từng hoạt động của chu trình đó.  Nội dung bài giảng Chương 1. Tổng quan về kiểm soát nội bộ Chương 2. Gian lận và biện pháp phòng ngừa gian lận Chương 3. Khuôn mẫu hệ thống kiểm soát nội bộ theo báo cáo của COSO Chương 4. Kiểm soát nội bộ đối với các tài sản và các chu trình kinh doanh chủ yếu trong các doanh nghiệp https://drive.google.com/drive/folders/1CEvx5h-5jn_X5Y-5RDg6-QDWcrFZFXSf?q=type:pdf%20parent:1CEvx5h-5jn_X5Y-5RDg6-QDWcrFZFXSf
Xem thêm

Các Mẫu đơn cho Sinh viên

  Mẫu đơn đăng ký học Mẫu đơn Hủy đăng ký học Mẫu đơn Điều chỉnh lịch thi Mẫu đơn Xác nhận môn học tương đương Mẫu đơn Chuyển đổi điểm môn học tương đương Mẫu đơn Đăng ký học song song 2 chương trình Mẫu đơn Mở lớp (áp dụng tại kỳ phụ, kỳ hè) Mẫu đơn Nghỉ học tạm thời Mẫu đơn Thôi học Mẫu đơn Trở lại trường  Mẫu đơn Sao bảng điểm  Mẫu đơn Cấp bản sao bằng tốt nghiệp
Xem thêm
15/01/2025

[ HỖ TRỢ TUYỂN DỤNG] Kế toán mảng xây dựng

THÔNG TIN TUYỂN DỤNG   Vị trí: Kế toán mảng xây dựng Số lượng: 03 người Địa điểm làm việc: Hà Nội Yêu cầu: Có kinh nghiệm hoặc hiểu biết trong lĩnh vực kế toán xây dựng là một lợi thế. Nhan...

Công ty TNHH MITEK tuyển dụng

10/05/2024
Do nhu cầu khách hàng ngày càng nhều nên MITEK đang cần tuyển rất nhiều Kỹ sư kết cấu, Họa viên và dự toán. *Đặc b...

MISA tuyển dụng - cơ hội việc làm full-time dành cho các bạn sinh viên năm cuối

10/05/2024
Là một đối tác chiến lược của Khoa Kinh tế và Quản lý, trường Đại học Thủy lợi, hằng năm Công ty cổ phần MISA đều đón...

Tuyển sinh Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (chương trình định hướng ứng dụng) khóa 33 năm 2025 tại Trường Đại học Thủy lợi

22/01/2025
Bạn đang tìm kiếm chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) uy tín, mang tính ứng dụng cao, với thời gian học li...
Đọc thêm

ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ BỘ PHẬN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ NHIỆM KỲ 2025-2030 THÀNH CÔNG TỐT ĐẸP

20/01/2025
Ngày 18/01/2025, tại Hội trường T35, Đại hội Đảng bộ bộ phận Kinh tế và Quản lý nhiệm kỳ 2025-2030 đã được tổ chức lo...
Đọc thêm

ĐẠI HỘI CÔNG ĐOÀN KHOA KẾ TOÁN VÀ KINH DOANH NHIỆM KỲ 2023-2028

16/01/2025
Ngày 15/01/2025, Đại hội Công đoàn Khoa Kế toán và Kinh doanh nhiệm kỳ 2023-2028 đã diễn ra thành công với sự tham gi...
Đọc thêm

ĐẠI HỘI CHI BỘ KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ 4 NHIỆM KỲ 2025-2027

13/01/2025
Vào ngày 12/01/2025, Chi bộ Kinh tế và Quản lý 4 đã long trọng tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027. Đây là mốc ...
Đọc thêm
Đọc thêm