Ngôn ngữ:

Khoa Kế toán và Kinh doanh - Khoa Kế toán và Kinh doanh, Trường Đại học Thuỷ lợi được thành lập ngày 21 tháng 10 năm 2024 trên cơ sở tổ chức lại Khoa Kinh tế và Quản lý

Giới thiệu Chương trình Kế toán tích hợp Chứng chỉ quốc tế năm 2025

20/06/2025
  Khoa Kế toán và Kinh doanh, Trường Đại học Thủy lợi xin trân trọng giới thiệu Chương trình Kế toán tích hợp Ch...

TỌA ĐÀM VÀ ĐỊNH HƯỚNG NGHỀ NGHIỆP DÀNH CHO SINH VIÊN K65 NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

17/06/2025
Ngày 14/06/2025, tại Hội trường T35 – Trường Đại học Thủy lợi, buổi tọa đàm với chủ đề “Định hướng nghề nghiệp cho si...

Giảng viên Trường Đại học Thủy lợi đạt điểm IELTS 9.0 'bật mí' bí quyết đạt điểm tuyệt đối

08/06/2025
SVVN - Cô Ngụy Linh Giang - Thạc sĩ Ngôn ngữ ứng dụng, Giảng viên ngành Ngôn ngữ Anh, Trung tâm Đào tạo Quốc tế, Trườ...

TƯ VẤN TUYỂN SINH NGÀNH TÀI CHÍNH - NGÂN HÀNG VÀ CHƯƠNG TRÌNH FINTECH 2025

08/06/2025
- Buổi tư vấn gồm :  Tìm hiểu chi tiết về ngành Cơ hội nghề nghiệp rộng mở Giải đáp thắc mắc trực tiếp Chi...

Gia đình Thủy lợi - Nơi yêu thương kết nối

08/06/2025
TLU - Sáng nay 28/5, Trường Đại học Thủy lợi tổ chức gặp mặt ra mắt chương trình “Gia đình Thủy lợi – Nơi yêu thương ...

Sôi nổi Hội nghị Khoa học Sinh viên Trường Đại học Thủy lợi lần thứ 38 – Năm 2025

08/06/2025
Ngày 18/5, Trường Đại học Thủy lợi tổ chức Hội nghị Khoa học Sinh viên lần thứ 38 (cấp Khoa) – sự kiện thường niên nh...

LỄ RA QUÂN CHIẾN DỊCH THANH NIÊN TÌNH NGUYỆN HÈ NĂM 2025

08/06/2025
Sáng ngày 3/6/2025 tại quảng trường sinh viên của trường Đại học Thủy lợi, Liên chi đoàn - Liên chi hội khoa Kế toán ...

Kế hoạch học kỳ hè năm học 2024-2025 tại cơ sở Hà Nội

08/06/2025
Thực hiện kế hoạch năm học 2024-2025, Nhà trường thông báo triển khai kế hoạch học kỳ hè năm học 2024-2025 tại c...

Meemee Thongvilayvan: Cô gái Lào thắp lửa tri thức và tình hữu nghị Việt – Lào từ Trường Đại học Thủy lợi

30/05/2025
SVVN - Giữa những gương mặt rạng ngời trong Lễ tốt nghiệp tháng 4 tại Trường Đại học Thủy lợi, Meemee Thongvilayvan –...

Nữ Phó Giáo sư khoa Công trình, Trường Đại học Thủy lợi chia sẻ về “sự học” khi vừa bảo vệ thành công Luận án Tiến sĩ thứ 2

30/05/2025
TLU - Ngoài việc giảng dạy tại trường Đại học, PGS. TS Đồng Kim Hạnh còn nghiên cứu khoa học, tham gia các đề tài phụ...
21/06/2025

Cơ hội nghề nghiệp của sinh viên ngành Kiểm toán

"Một nghề thì sống nhưng liệu đống nghề có chết?". Trong bối cảnh nền kinh tế thị trường đang có tốc độ thay đổi nhanh chóng đòi hỏi mỗi chúng ta phải trang bị cho mình nhiều kiến thức và kĩ năng. ...

👉5 lý do nên chọn học ngành Quản trị kinh doanh quốc tế🌏

21/02/2025
Trong khoảng 10 năm trở lại đây, chúng ta chứng kiến sự thay đổi liên tục của nền kinh tế thế giới. Sự phát triển của...

Tuyển sinh Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (chương trình định hướng ứng dụng) khóa 33 năm 2025 tại Trường Đại học Thủy lợi

21/02/2025
Bạn đang tìm kiếm chương trình Thạc sĩ Quản trị Kinh doanh (MBA) uy tín, mang tính ứng dụng cao, với thời gian học li...

🏫Bí quyết chọn ngành học, trường học

04/01/2025
Đối với học sinh THPT, đặc biệt là học sinh năm cuối, ai cũng mong muốn chọn được cho mình một ngành học, trường học ...

Quản trị kinh doanh – Ngành học thiết yếu của thời đại 4.0

27/05/2024
Nền kinh tế trong thời đại 4.0 phát triển mạnh mẽ thúc đẩy sự ra đời và lớn mạnh của hàng loạt các công ty, doanh ngh...

Bộ môn-Trung tâm

NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HÀNH VI ĐẠO ĐỨC NGHỀ NGHIỆP CỦA SINH VIÊN KẾ TOÁN – NGHIÊN CỨU TẠI TRƯỜNG ĐẠI HỌC THỦY LỢI

  1. Giới thiệu Trong thời đại hiện nay, ngành kế toán được sử dụng phổ biến để phục vụ lĩnh vực quản lý kinh tế trên khắp thế giới. Công việc chủ yếu của ngành này là theo dõi và phân tích các con số trong kinh doanh; thực hiện đầy đủ, kịp thời và chính xác các nghiệp vụ kế toán giúp cho doanh nghiệp theo dõi, kiểm soát được dòng tài chính và các khoản nợ. Muốn làm được điều đó đòi hỏi kế toán viên phải có sự cẩn thận, tỉ mỉ, linh động, đặc biệt là tính chính trực trong công việc. Tuy nhiên, trong lịch sử phát triển của ngành kế toán, đã có hàng loạt các công ty lớn nhỏ sụp đổ do có liên quan đến hoạt động gian lận trong kế toán. Những sư kiện này gây ra hàng loạt những tổn thất nặng nề về tài chính không chỉ đối với doanh nghiệp mà còn đối với cả nền kinh tế. Ở Việt Nam, các hành vi trong gian lận kế toán cũng là một vấn đề nan giải và khá nhạy cảm. Những hành vi gian lận dẫn đến thất bại liên tục trong đạo đức nghề nghiệp kế toán. Điều này đã làm mới các cuộc thảo luận giữa các nhà giáo dục kế toán về vai trò của họ trong việc chuẩn bị cho sinh viên kế toán đối mặt với những tình huống khó xử về đạo đức trong nghề kế toán. Hiện nay xuất hiện rất ít nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp kế toán tại Việt Nam. Hơn nữa, việc nghiên cứu chủ đề này sẽ mang lại rất nhiều lợi ích, đặc biệt là đối với sinh viên kế toán- những kế toán viên trong tương lai. Việc nhận thức đúng đắn và tuân thủ đạo đức nghề nghiệp sẽ giúp cho các kế toán viên luôn duy trì được một thái độ nghề nghiệp đúng đắn, bảo vệ và nâng cao uy tín nghề kế toán trong xã hội, bảo đảm cung ứng chất lượng về dịch vụ cho khách hàng và xã hội. Vì vậy, nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp kế toán của sinh viên chuyên ngành kế toán sẽ giúp sinh viên có hành vi đạo đức tốt hơn khi bước vào môi trường kinh doanh cạnh tranh gay gắt và cũng đầy cám dỗ. 2. Tổng quan nghiên cứu Đạo đức nghề nghiệp cho phép các chuyên gia kế toán giải quyết mâu thuẫn về nghĩa vụ và gia tăng tính chính trực vì chúng cung cấp sức mạnh nội tại để chống lại những áp lực có thể lấn át và ảnh hưởng tiêu cực đến phán đoán nghề nghiệp. Các nhà nghiên cứu về đạo đức kế toán đã ủng hộ rằng đạo đức nghề nghiệp là một phần thiết yếu nhưng bị bỏ quên trong môi trường giáo dục (Armstrong, 1993). Mastracchio (2005) giải thích rằng nhận thức về nhu cầu rèn luyện thái độ đạo đức phải bắt đầu từ chương trình giảng dạy trước khi một người bước vào nghề kế toán. Về vấn đề này, sinh viên kế toán cần hội tụ đủ các góc nhìn hay quan điểm nhạy cảm đối với các thái độ đạo đức. Clikemen và Henning (2000) cho rằng một trong những mục đích của giáo dục kế toán là giới thiệu cho sinh viên các giá trị và tiêu chuẩn đạo đức trong nghề kế toán. Sinh viên kế toán là những ứng viên của nghề kế toán, những người sẽ trực tiếp làm việc với tiền trong tương lai. Vì vậy, tìm hiểu sâu sắc về nhận thức đạo đức của sinh viên kế toán là điểm khởi đầu để nâng cao tính nhạy cảm đạo đức của sinh viên với tư cách là những kế toán viên tương lai. Giáo dục đạo đức đã được đề xuất như một giải pháp thay thế để nâng cao nhận thức về đạo đức và ra quyết định đạo đức nhưng nó vẫn chưa được ứng dụng trong hầu hết các khóa học kế toán, đặc biệt là ở các nước đang phát triển. Thực hành kế toán là điều cần thiết trong việc hỗ trợ hệ thống kinh tế ở cấp độ toàn cầu, vì nó tạo ra thông tin hỗ trợ các quyết định khác nhau của các bên liên quan. Do đó, hệ thống kinh tế lành mạnh đòi hỏi các chuyên gia kế toán cam kết tuân theo các giá trị đạo đức. Anzeh và Abed (2015) chỉ ra rằng bất kỳ hành vi phi đạo đức nào trong thực hành kế toán sẽ gây ra thất bại trong hệ thống kinh tế theo bất kỳ cách nào. Tính liêm chính của chuyên gia kế toán có ảnh hưởng đến hiệu quả của quản trị, chất lượng thông tin được tạo ra và độ tin cậy của kiểm toán. Mọi kế toán viên, trong quá trình thực hành nghề nghiệp của mình, phải thường xuyên đề cập và giải quyết các tình huống khó xử về đạo đức. Các chuẩn mực kế toán không phải lúc nào cũng nhất quán, và sự mơ hồ đó đòi hỏi kế toán viên phải áp dụng phán đoán chuyên môn của mình đối với nhiều vấn đề mà thường không có giải pháp duy nhất, đúng đắn về mặt đạo đức. Các giá trị đạo đức cung cấp nền tảng cho một xã hội văn minh tồn tại. Ngày nay, các chuẩn mực đạo đức đóng vai trò như một chiếc la bàn định hướng và giám sát hành động của mọi người để đạt được những thông lệ tốt nhất. Đã có nhiều tranh luận về việc liệu đạo đức nghề nghiệp có mối liên hệ với các nhân tố như giá trị cá nhân, nhận thức đạo đức hay chuẩn mực đạo đức. Do đó, đạo đức nghề nghiệp có thể được xem xét và khám phá từ nhiều khía cạnh khác nhau, một số khía cạnh liên quan đến chuẩn mực đạo đức trong khi khía cạnh khác tập trung vào nhận thức đạo đức, giá trị cá nhân. Nhận thức về đạo đức được cho là có liên quan chặt chẽ đến hành vi đạo đức của kế toán viên và do đó sẽ trở thành một vấn đề có tầm quan trọng cao đối với nghề kế toán và các nhà nghiên cứu (Chan & Leung, 2006). Tang và Chiu (2003) giải thích về giá trị cá nhân trong đó niềm tin của một người rằng tình yêu tiền bạc là gốc rễ của tội ác và hành vi này có liên quan chặt chẽ đến khái niệm lòng tham có thể thúc đẩy một cá nhân thu thập càng nhiều tiền càng tốt và trong khi làm điều đó, cá nhân đó thường bị thúc đẩy để hành xử phi đạo đức. Tham lam là một đặc điểm cơ bản của con người khiến một người trở nên không hài lòng với điều gì đó và phải đạt được bằng mọi cách, họ luôn muốn đạt được thành tích tốt hơn hoặc cao hơn. Lòng tham có thể dẫn đến những hành vi phi đạo đức. Ball (2003) đã xem xét tác động của giá trị cá nhân đến quyết định đạo đức của sinh viên kế toán. Nghiên cứu cho thấy rằng các giá trị cá nhân của sinh viên như: sự cống hiến và tôn trọng, tư duy cởi mở và độc đáo, sự ấm cúng và tình bằng hữu được cải thiện sau khi sinh viên được giáo dục về đạo đức nghề nghiệp. Sinh viên có khả năng nhận biết các tình huống đạo đức tốt hơn và có sự thay đổi tích cực trong hành vi của các sinh viên liên quan đến việc ra quyết định có đạo đức. Nghiên cứu của Ismail (2015) kết luận rằng giá trị cá nhân có ảnh hưởng đến hành vi đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên trong khi nghiên cứu của Nikoomaram và cộng sự (2013) cho rằng nhận thức đạo đức tác động tích cực đến hành vi đạo đức của kế toán. Tại Việt Nam, xuất hiện một số nghiên cứu về đạo đức nghề nghiệp kế toán song mới chỉ là số ít. Chẳng hạn, nghiên cứu của Lê (2021) tổng quan về nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán như giới tính, độ tuổi, chuẩn mực đạo đức, môi trường văn hóa. Nguyễn (2019) đã xác định được 3 nhóm nhân tố cụ thể ảnh hưởng đến nhận thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên chuyên ngành kế toán: Trình độ chuyên môn, kỹ năng ứng dụng công nghệ, môi trường học tập. 3. Giả thuyết và phương pháp nghiên cứu 3.1. Xây dựng giả thuyết nghiên cứu Các giả thuyết nghiên cứu về những nhân tố ảnh hưởng tới đạo đức nghề nghiệp của sinh viên kế toán đại học Thủy Lợi được đưa ra bao gồm: Nhận thức đạo đức; chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; giá trị cá nhân. Nhận thức đạo đức Khái niệm về nhận thức đạo đức được chỉ ra là: "Nhận thức đạo đức bao gồm quá trình tìm hiểu, hiểu biết và cảm nhận về các giá trị đạo đức và các quy tắc đạo đức, và sự khả năng áp dụng chúng vào thực tế (Kohlberg, 1969). Nghiên cứu của Rest và cộng sự (2000) cho thấy rằng sự phát triển của nhận thức đạo đức có liên quan mật thiết đến các yếu tố như trải nghiệm cuộc sống, giáo dục, tôn giáo, và tư duy logic. Nghiên cứu cũng cho thấy rằng những người có nhận thức đạo đức cao hơn có xu hướng đưa ra quyết định đúng đắn hơn trong những tình huống đạo đức khó khăn hơn, và có nhiều khả năng hơn để thực hiện các hành động đạo đức. Ngoài ra, nghiên cứu của Treviño và cộng sự (2006) xác định mức độ nhận thức đạo đức của họ và cách mà nhận thức đạo đức ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của họ. Nghiên cứu này phát hiện ra rằng một mối liên hệ thuận chiều giữa nhận thức đạo đức và hành vi đạo đức nghề nghiệp. Những nhân viên có mức độ nhận thức đạo đức cao hơn có xu hướng đánh giá công việc của họ dựa trên các tiêu chí đạo đức hơn là các tiêu chí khác, và họ cũng có xu hướng báo cáo các hành vi vi phạm đạo đức trong công việc của đồng nghiệp của họ hơn. Giả thuyết H1 được đề xuất như sau: H1: Nhận thức đạo đức nghề nghiệp của sinh viên có ảnh hưởng tích cực đến hành vi đạo đức nghề nghiệp kế toán của sinh viên. b, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp là một tập hợp các giá trị, nguyên tắc và hành vi mà các chuyên gia trong một ngành nghề nhất định được mong đợi để tuân thủ trong quá trình thực hiện công việc của họ (Barnett và Vaicys, 2000). Vì chuẩn mực đạo đức cung cấp hướng dẫn về các vấn đề đạo đức mà kế toán viên phải tuân theo để giải quyết các tình huống khó xử về đạo đức, việc hiểu biết tốt và tuân thủ nghiêm ngặt các chuẩn mực đạo đức sẽ giúp kế toán viên đưa ra phán đoán đạo đức phù hợp. Do đó, cho thấy tầm quan trọng của chuẩn mực đạo đức đối với xét đoán hành vi đạo đức của một cá nhân. Treviño và cộng sự (1998) đã thực hiện nghiên cứu về mối quan hệ giữa chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp và hành vi đạo đức nghề nghiệp của các nhân viên trong các công ty. Kết quả nghiên cứu cho thấy rằng những nhân viên có kiến thức về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp sẽ có xu hướng thực hiện các Đạo đức nghề nghiệp hơn những nhân viên không có kiến thức này. Kết luận này cũng được ủng hộ bởi Nghiên cứu của Shafer và Simmons (2008), Lee và Koh (2010). Do đó, giả thuyết H2 được phát triển : H2: Kiến thức về chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp của sinh viên có ảnh hưởng tích cực đến hành vi đạo đức nghề nghiệp kế toán của sinh viên. c, Giá trị cá nhân Giá trị cá nhân được định nghĩa là là những nguyên tắc hoặc niềm tin cơ bản về những gì quan trọng và đáng kính trọng cuộc sống của mỗi người, và chúng ảnh hưởng đến hành vi và suy nghĩ của họ. Có rất nhiều bằng chứng thực nghiệm chỉ ra rằng giá trị cá nhân có mối quan hệ với đạo đức cá nhân. Theo nghiên cứu của Butt và Ahmad (2006) đã phân tích mối quan hệ giữa giá trị cá nhân và đạo đức nghề nghiệp của sinh viên Kế toán. Nghiên cứu cho thấy rằng các giá trị cá nhân như trung thực, tận tâm và thích học hỏi có liên quan mật thiết đến hành vi đạo đức nghề nghiệp của sinh viên. DeZoort và các cộng sự (2002) lập luận rằng kế toán viên có giá trị cá nhân cao hơn về tính trung thực và tận tâm có xu hướng đưa ra hành vi có đạo đức hơn trong những tình huống khó xử về đạo đức. Murphy và Gumede (2008) đã điều tra mối quan hệ giữa giá trị cá nhân và đạo đức nghề nghiệp của kế toán viên tại Nam Phi. Nghiên cứu cho thấy rằng những kế toán viên có giá trị cá nhân càng cao đưa ra quyết định dựa trên đạo đức càng lớn. Do đó, giả thuyết H3 có thể được phát triển: H3: Giá trị cá nhân của sinh viên có ảnh hưởng tích cực đến hành vi đạo đức nghề nghiệp kế toán của sinh viên. 3.2. Phương pháp nghiên cứu Gửi phiếu điều tra là phương pháp được sử dụng để thu thập dữ liệu định lượng nhằm đánh giá thực trạng về đạo đức nghề nghiệp kế toán, khám phá các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán. Bảng câu hỏi trong đó người trả lời được yêu cầu đánh giá tầm quan trọng của từng yếu tố đến đạo đức nghề nghiệp kế toán gồm 5 thang đo. Các quan sát trong các biến độc lập và biến phụ thuộc được thiết kế theo thang đo Likert 5 điểm với 1 là không quan trọng đến 5 là Vô cùng quan trọng. Trong đó, biến phụ thuộc "Hành vi đạo đức nghề nghiệp" gồm 6 thang đo, 3 biến độc lập gồm "Nhận thức đạo đức" gồm 4 thang đo, biến "Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp" gồm 6 thang đo, biến "Gía trị cá nhân" gồm 6 thang đo. Phiếu khảo sát được thiết kế và gửi đến dành cho các đối tượng là sinh viên ngành Kế toán- Trường Đại học Thủy Lợi. Các đối tượng sinh viên được lựa chọn tham gia nghiên cứu có sự khác nhau giới tính, tính cách, quan điểm,.. để phản ánh sự đa dạng và có sự đánh giá đầy đủ hơn. Các phiếu khảo sát sau khi thu thập, được kiểm tra lại nhằm loại bỏ những phiếu khảo sát không hợp lệ. Số sinh viên ngành Kế toán tham gia khảo sát gồm 400 sinh viên. Sau khi thu thập được 387 phiếu khảo sát, tác giả loại đi 14 phiếu khảo sát không hợp lệ. Dữ liệu trong 373 phiếu khảo sát hợp lệ được đánh theo số thứ tự là nhập lần lượt vào phần mềm SPSS 22.0. 4. Kết quả nghiên cứu 4.1. Kiểm định độ tin cậy của các biến quan sát  Kết quả phần mềm SPSS 22.0 cho hệ số Cronbach's Alpha của các biến quan sát để đo lường các nhân tố đều lớn hơn 0,6, hệ số tương quan biến tổng đều lớn hơn 0,3 (Hair & cộng sự, 2010). Vì vậy tất cả các biến quan sát đều được chấp nhận và đảm bảo độ tin cậy. 4.2. Phân tích nhân tố khám phá Mục đích của phân tích nhân tố là giúp nghiên cứu khám phá ra các nhân tố từ tập hợp nhiều biến quan sát trên cơ sở đó phục vụ cho quá trình phân tích hồi quy. Kết quả từ phần mềm SPSS 22.0 cho biết hệ số KMO = 0,935 > 0,5, kiểm định Bartlett có Sig là 0,000 < 0,05. Như vậy phân tích khám phá nhân tố cho các biến độc lập là phù hợp. 4.3. Phân tích hồi quy bội  Kết quả tại bảng 4.1 cho thấy cả 3 nhân tố đều ảnh hưởng tích cực đến hành vi đạo đức nghề nghiệp kế toán của sinh viên (do giá trị Sig. nhỏ hơn 0,05). Nhân tố có mức độ ảnh hưởng lớn nhất đến hành vi đạo đức nghề nghiệp kế toán (ĐĐKT) là Giá trị cá nhân (0,273) theo sau Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp (0,213), Nhận thức về Đạo đức (0,181). 5. Kết luận Dựa trên tổng quan các nghiên cứu trước, bài viết kế thừa các nhân tố và phân tích mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đó đến đạo đức nghề nghiệp kế toán. Kết quả nghiên cứu định lượng phát hiện rằng cả ba nhân tố: Nhận thức đạo đức, Chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp; Giá trị cá nhân đều có có mối quan hệ thuận chiều với đạo đức nghề nghiệp kế toán. Trong đó, nhân tố ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là Giá trị cá nhân, tiếp theo là Chuẩn mức đạo đức nghề nghiệp và Nhận thức đạo đức. Những phát hiện từ kết quả nghiên cứu là cơ sở, động lực để giúp nhóm tác giả đề xuất các khuyến nghị nâng cao nhận thức đạo đức ở sinh viên kế toán, trau dồi giá trị cá nhân, đào tạo kỹ năng cho sinh viên, nắm vững các chuẩn mực đạo đức nghề nghiệp. Những khuyến nghị đó sẽ giúp sinh viên kế toán sẽ đưa ra quyết định cũng như hành vi có đạo đức hơn khi họ phải đối mặt với tình huống khó xử về đạo đức trong môi trường kinh doanh. 6. Tài liệu tham khảo Anzeh, A., and Abed, S. (2015). The extent of accounting ethics education for bachelor students in Jordanian universities. Journal of Management Research, 7(2), p. 121. Armstrong, M. B. 1993. Ethics and Professionalism in Accounting Education: A Sample Course.Journal of Accounting Education 11: 77-92. Ball, R., Robin, A. and Wu, J.S. (2003). Incentives versus Standards: Properties of Accounting Income in Four East Asian Countries. Journal of Accounting and Economics, 36, 235-270. Chan, S., & Leung, P. (2006). The Effects of Accounting Students' Ethical Reasoning and Personal Factors on Their Ethical Sensitivity. Managerial Auditing Journal, 21, 436-457. C Clikeman, P.M. and Henning, S.L. (2000), "The socialization of undergraduate accountingstudents", Issues in Accounting Education, Vol. 15 No. 1, pp. 1-17 Clikeman, P.M. and Henning, S.L. (2000), "The socialization of undergraduate accounting students", Issues in Accounting Education, Vol. 15 No. 1, pp. 1-17. Clikeman, P.M. and Henning, S.L. (2000). The socialization of undergraduate accountingstudents. Issues in Accounting Education, Vol. 15 No. 1, pp. 1-17. Hair, J.F., Black, W.C, Babin, B.J. and Anderson, R.E. (2010). Multivariate Data Analysis. 7th Pearson Prentice Hall, Upper Saddle River, NJ. Ismail, S. (2015). Influence of emotional intelligence, ethical climates, and corporate ethical values on ethical judgment of Malaysian auditors. Asian Journal of Business Ethics, 4, 147-162. Kohlberg, L. (1969) Stage and sequence: The cognitive-developmental approach to socialization. Handbook of socialization theory and research. Lê Thị Thu Hà (2021). Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp kế toán - kiểm toán, Tạp chí Khoa học & Đào tạo Ngân hàng. Mastracchio, Jr., Nicholas J. Teaching CPAs About Serving the Public Interest. CPA Journal 75:1 (June 2005): 6,8f. Nguyễn Ngọc Giàu (2019). Các nhân tố ảnh hưởng đến đạo đức nghề nghiệp của nhân viên kế toán tại các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Bình Dương. Luận văn thạc sĩ, Đại học Thủ Dầu Một. Nikoomaram, H. et al. (2013). The Effects of age, gender, education level and work experience of accountant on ethical decision making by using fuzzy logic. International Research Journal of Applied and Basic Sciences, 4(6), 1559-1571 Tang, T.L.P & Chiu, R.K.K (2003). Earnings, Money Ethics, Salary Satisfaction, Commitment and Unethical Behavior: Is Love of Money the Root of Crime Against Hong Kong Employees?. Journal of Ethic Business, 46, 13-30. Trevino LK, Weaver GR, Reynolds SJ. (2006). Behavioral ethics in organizations: a review. J. Manage, 32, 951–90. Rest, J. et al. (2000). How test length affects the validity andreliability of the Defining Issues Test, manuscript submitted for publication.   Tác giả bài viết: TS. Lê Thị Tâm, Giảng viên Bộ môn Kế toán, Khoa Kế toán & Kinh doanh, Trường Đại học Thủy lợi
Xem thêm

TALKSHOW “NGHỀ KIỂM TOÁN – HÀNH TRANG SẴN SÀNG CHO KỲ THỰC TẬP”

Sáng ngày 07/06/2025, Ngành Kiểm toán Khoa Kế toán và Kinh doanh đã tổ chức tại  buổi talkshow “Nghề Kiểm toán – Hành trang sẵn sàng cho kỳ thực tập” tại Hội trường T45 – Trường Đại học Thủy lợi đã diễn ra trong không khí sôi nổi, hào hứng với sự tham gia đông đảo của các bạn sinh viên ngành Kiểm toán và sinh viên Khoa Kế toán và Kinh doanh Sự kiện được tổ chức nhằm mục đích:  • Trang bị cho sinh viên những kiến thức thực tế về nghề kiểm toán.  • Hỗ trợ sinh viên chuẩn bị tốt về tâm lý, kỹ năng và thái độ trước kỳ thực tập sắp tới.  • Tạo cơ hội kết nối, giao lưu giữa sinh viên với các chuyên gia, cựu sinh viên đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành. Buổi talkshow là một cầu nối quan trọng giúp sinh viên ngành Kiểm toán hiểu rõ hơn về:  • Môi trường làm việc thực tế tại các công ty kiểm toán, những yêu cầu, áp lực và cơ hội phát triển nghề nghiệp.  • Các kỹ năng cần thiết để bước vào kỳ thực tập: từ cách viết CV, tác phong phỏng vấn đến cách thích nghi với văn hóa doanh nghiệp.  • Tầm quan trọng của tư duy tích cực, thái độ cầu tiến và tinh thần học hỏi trong quá trình làm việc. Những chia sẻ thực tế từ các khách mời: 🎯 Anh Vũ Minh Khôi – Giám đốc Kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C – Chi nhánh Hà Nội đã mang đến cho sinh viên cái nhìn toàn cảnh về nghề kiểm toán hiện nay, những thách thức và cơ hội trong ngành. 🎯 Anh Trần Kim Anh – Giám đốc Kiểm toán, Công ty TNHH Kiểm toán và Tư vấn A&C – Chi nhánh Hà Nội đã có những chia sẻ chân thật về hành trình phát triển sự nghiệp trong ngành kiểm toán và những lưu ý quan trọng khi sinh viên mới bắt đầu đi thực tập. 🎯 Chị Nguyễn Thị Thúy Hằng – Cựu sinh viên K62 ngành Kế toán – Trường Đại học Thủy lợi, hiện đang làm việc tại A&C Hà Nội, đã chia sẻ những trải nghiệm từ lúc còn là sinh viên đến khi chính thức trở thành kiểm toán viên. Những lời khuyên của chị đã giúp các bạn sinh viên hiểu rõ hơn về cách tận dụng thời gian thực tập để phát triển bản thân. 🎯 Anh Phạm Tiến Thành – Cựu sinh viên K61 ngành Kế toán Trường Đại học Thủy lợi, hiện đang công tác tại A&C Hà Nội, đã mang đến những câu chuyện thực tế từ chính quá trình làm việc của mình, giúp các bạn sinh viên chuẩn bị tinh thần sẵn sàng cho những thử thách phía trước. Talkshow không chỉ dừng lại ở việc chia sẻ lý thuyết, mà còn tạo ra không gian mở để sinh viên được trực tiếp đặt câu hỏi, giải đáp thắc mắc về kỳ thực tập, cơ hội nghề nghiệp, các kỹ năng mềm cần trau dồi và những lời khuyên thiết thực khi bước chân vào môi trường doanh nghiệp. Sự kiện kết thúc với nhiều cảm xúc tích cực và tinh thần sẵn sàng chinh phục. Đây chắc chắn sẽ là nền tảng vững chắc để các bạn sinh viên ngành Kiểm toán tự tin hơn trong kỳ thực tập sắp tới và trong hành trình nghề nghiệp sau này.  Ngành Kiểm toán – Khoa Kế toán và Kinh doanh xin gửi lời cảm ơn chân thành đến các vị khách mời, các thầy cô và toàn thể các bạn sinh viên đã cùng nhau tạo nên một buổi talkshow bổ ích và ý nghĩa. Hãy tiếp tục đồng hành cùng Ngành Kiểm toán Khoa Kế toán và Kinh Doanh Trường Đại học Thủy lợi trong các sự kiện chuyên môn và hoạt động sinh viên sắp tới để cùng nhau phát triển và chinh phục những mục tiêu mới
Xem thêm

HỘI NGHỊ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC SINH VIÊN LẦN THỨ 38 – KHẲNG ĐỊNH TRÍ TUỆ, BẢN LĨNH VÀ NHIỆT HUYẾT SINH VIÊN KHOA KẾ TOÁN VÀ KINH DOANH

Ngày 18/5 vừa qua, Trường Đại học Thủy Lợi tổ chức Hội nghị Khoa học Sinh viên lần thứ 38 (cấp Khoa) – sự kiện thường niên nhằm khuyến khích và phát huy tinh thần nghiên cứu, sáng tạo trong sinh viên. Hội nghị của Khoa Kế toán và Kinh doanh đã khép lại với những dấu ấn đáng nhớ, thể hiện sự trưởng thành vượt bậc trong tư duy học thuật, tinh thần nghiên cứu nghiêm túc và khát khao cống hiến của sinh viên. Tại hội nghị, ngành Tài chính Ngân hàng góp mặt tại Tiểu ban 1 của Khoa với 10 đề tài được báo cáo, 1 giải Nhất, 1 giải Nhì, 1 giải Ba và 7 giải Khuyến khích. Những công trình khoa học không chỉ mang hàm lượng chuyên môn cao mà còn gắn chặt với thực tiễn – minh chứng cho chất lượng đào tạo và sự đồng hành tận tâm của các thầy cô trong suốt hành trình học tập. Thành tích của các nhóm nghiên cứu trong Hội nghị là kết quả của sự nỗ lực bền bỉ, tinh thần học hỏi không ngừng và khả năng làm việc nhóm tuyệt vời. Trong từng đề tài, người đọc có thể cảm nhận được nhiệt huyết, sự tò mò khoa học và bản lĩnh trí tuệ của sinh viên Khoa Kế toán và Kinh doanh. Không thể không nhắc đến vai trò quan trọng của các giảng viên hướng dẫn, những người thầy, người cô luôn lặng lẽ đồng hành, truyền cảm hứng và hỗ trợ sinh viên tiếp cận tri thức một cách nghiêm túc, bài bản. Các thầy cô không chỉ là người dẫn đường về chuyên môn, mà còn là điểm tựa tinh thần cho sinh viên trong hành trình chinh phục tri thức. 🎓 Giải Nhất: ESG và Giá trị các doanh nghiệp niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam Nhóm sinh viên lớp 64TCNH1, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Đào Thị Hương, đã xuất sắc giành giải Nhất với đề tài mang tính thời sự và thực tiễn cao – phân tích tác động của ESG đến giá trị doanh nghiệp trong bối cảnh phát triển bền vững. Nghiên cứu không chỉ làm rõ vai trò tích cực của ESG trong việc nâng cao giá trị doanh nghiệp, mà còn chỉ ra sự chuyển dịch tư duy của nhà đầu tư hướng đến các yếu tố môi trường, xã hội và quản trị. Với mô hình hồi quy GLS và các kiểm định nghiêm ngặt, đề tài đã đưa ra những kết luận thuyết phục, đóng góp cả về lý luận và thực tiễn cho lĩnh vực tài chính doanh nghiệp tại Việt Nam.  🎓Giải Nhì: Tác động của quản trị công ty đến trách nhiệm xã hội tại các doanh nghiệp dầu khí Việt Nam Một đề tài mang tính chuyên sâu khác đến từ lớp 64TCNH2, được thực hiện dưới sự hướng dẫn của TS. Vũ Thị Phương Thảo, đã xuất sắc giành giải Nhì. Thông qua việc phân tích 7 biến độc lập trong mô hình định lượng, nhóm nghiên cứu đã làm rõ 4 yếu tố có ảnh hưởng đến mức độ công bố thông tin CSR, trong đó đáng chú ý là vai trò quan trọng của CEO, kiểm toán và quy mô HĐQT. Ngược lại, yếu tố "kiêm nhiệm" lại có ảnh hưởng tiêu cực đến trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Nghiên cứu là minh chứng rõ nét cho tư duy phản biện và năng lực phân tích dữ liệu sâu sắc của sinh viên, đặc biệt trong lĩnh vực quản trị doanh nghiệp – một lĩnh vực có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển bền vững của các tập đoàn lớn như ngành dầu khí. 🎓Giải Ba: Ứng dụng Machine Learning trong phân tích tín dụng tại các NHTM Việt Nam Với một đề tài hiện đại và mang tính đón đầu xu thế công nghệ, nhóm sinh viên lớp 64TCNH1, dưới sự hướng dẫn của PGS.TS. Lê Thanh Phương, đã chứng minh năng lực vượt trội trong việc kết hợp giữa công nghệ và tài chính. Nghiên cứu sử dụng 4 mô hình học máy phổ biến như Rừng ngẫu nhiên, Cây quyết định, Hồi quy logistic và SVM để dự đoán rủi ro tín dụng – một vấn đề trọng yếu trong ngành ngân hàng. Kết quả chỉ ra mô hình Rừng ngẫu nhiên là tối ưu, với khả năng dự báo cao và áp dụng linh hoạt trên nhiều tập dữ liệu. Đặc biệt, nhóm nghiên cứu cũng đánh giá được cả những khía cạnh phi kỹ thuật như yêu cầu về pháp lý, chất lượng dữ liệu và năng lực tổ chức – những yếu tố then chốt để học máy có thể thực sự ứng dụng vào thực tiễn. Hội nghị NCKH sinh viên lần thứ 38 không chỉ là sân chơi học thuật, mà còn là nơi chắp cánh cho những ý tưởng sáng tạo bay xa, khẳng định vai trò trung tâm của sinh viên trong công cuộc đổi mới giáo dục và đóng góp cho xã hội. Những kết quả đạt được chính là bước đệm vững chắc để các em tiếp tục tỏa sáng trên con đường nghiên cứu, học tập và nghề nghiệp phía trước. Xin chúc mừng các nhóm sinh viên xuất sắc và gửi lời cảm ơn tới những thầy cô đã và đang viết nên câu chuyện khoa học ý nghĩa tại Khoa Kế toán và Kinh doanh!
Xem thêm

Nguyễn Việt Đức - Sinh viên tiêu biểu ngành Quản trị Kinh doanh 2025

Nguyễn Việt Đức – sinh viên lớp 64QTMAR3, là một trong những gương mặt nổi bật của ngành Quản trị Kinh doanh – Trường Đại học Thủy Lợi. Với tinh thần cầu tiến, thái độ học tập nghiêm túc và niềm đam mê với tri thức, Đức luôn không ngừng tìm kiếm cơ hội để phát triển bản thân một cách toàn diện. Đức không chỉ giới hạn mình trong khuôn khổ lớp học. Ngay từ năm đầu đại học, cậu đã lựa chọn cho mình một hành trình nhiều thử thách – chinh phục các sân chơi học thuật, rèn luyện kỹ năng nghiên cứu và thử sức với môi trường khởi nghiệp. Với Đức, mỗi cuộc thi là một lần rèn luyện tư duy và bản lĩnh. Có những khoảng thời gian cậu phải chạy song song nhiều nhiệm vụ: hoàn thành bài tập trên lớp, chuẩn bị dự án, thuyết trình ý tưởng, ôn luyện kiến thức chuyên môn. Nhưng thay vì lùi bước, Đức chọn cách tiến lên – bằng kỷ luật, sự chủ động và tinh thần học hỏi không ngừng. Những nỗ lực ấy đã được ghi nhận qua loạt thành tích đáng tự hào: Giải Khuyến khích Olympic Toán cấp trường năm học 2022–2023 Giải Ba Olympic Tiếng Anh năm học 2022–2023 Giải Ba Olympic Triết học Mác – Lênin năm học 2024–2025 Top 15 cuộc thi Khởi nghiệp cấp trường năm học 2024–2025 Quý quân cuộc thi Khởi nghiệp Fire In Heart 2025 Giải Khuyến khích cuộc thi Nghiên cứu Khoa học năm học 2024–2025 Tham gia cuộc thi Sinh viên Kinh doanh số 2024 Mỗi cuộc thi, mỗi lĩnh vực mới mà Đức dấn thân đều là một phép thử – không để chứng minh điều gì, mà để biết rõ bản thân đến đâu, thiếu gì và có thể làm tốt tới mức nào. “Em không đợi cơ hội đến, mà tự tạo ra nó từ những lần dấn thân. Cứ bước đi, rồi sẽ tới nơi nào đó thú vị,” – Đức chia sẻ. Câu chuyện của Nguyễn Việt Đức là minh chứng cho một thế hệ sinh viên đầy bản lĩnh, dám thử thách, dám va chạm và không ngừng hoàn thiện bản thân. Đó cũng là tinh thần mà ngành Quản trị Kinh doanh – Đại học Thủy Lợi luôn hướng tới: học để làm chủ, học để đổi mới, học để tạo giá trị cho cộng đồng.
Xem thêm

Người học

5 kỹ năng mềm quan trọng mà sinh viên khối ngành kinh tế nên rèn luyện

Những người có kỹ năng mềm dễ có khả năng thành công hơn. Một nghiên cứu cũng chỉ ra, có hơn 90% người trong danh sách người giàu nhất thế giới sở hữu các kỹ năng mềm vượt trội. Kỹ năng mềm là gì? Kỹ năng mềm là những kỹ năng phi kỹ thuật liên quan đến cách bạn làm việc, bao gồm việc tương tác với đồng nghiệp, cách giải quyết một vấn đề và quản lý công việc của bản thân. Có thể nói, vai trò của kỹ năng mềm đối với con người cực kỳ quan trọng. Một ví dụ đơn giản bạn có thể thấy, một người có chuyên môn giỏi nhưng không biết cách giao tiếp với mọi người thì họ rất khó có thể hòa đồng với đồng nghiệp, và tiến xa hơn trong sự nghiệp. Con đường sự nghiệp của mỗi người chịu ảnh hưởng lớn của kỹ năng mềm. Kỹ năng mềm là yếu tố để phát triển các kỹ năng cứng liên quan. Những người có kỹ năng mềm dễ có khả năng thành công hơn, một nghiên cứu cũng chỉ ra, có hơn 90% người trong danh sách người giàu nhất thế giới sở hữu các kỹ năng mềm vượt trội. Sinh viên kinh tế rèn luyện kỹ năng mềm gì? Để thành công trong chuyên ngành Kinh tế, bước đầu bạn cần phải phát triển một số kỹ năng mềm chính yếu như: Kỹ năng giao tiếp tốt: Khả năng truyền đạt thông tin một cách rõ ràng và hiệu quả là quan trọng trong công việc kinh tế. Kỹ năng giao tiếp giúp bạn thuận lợi trong việc tạo dựng mối quan hệ với mọi người, truyền đạt thông tin,… Kỹ năng làm việc nhóm: Được hiểu là khả năng làm việc cùng với những người xung quanh nhằm thực hiện nhiệm vụ được giao. Đây là yếu tố chính đem đến sự thành công trong thị trường kinh tế, kinh doanh với những đội nhóm vững mạnh đoàn kết và chuyên nghiệp. Kỹ năng thích nghi, thích ứng: Được hiểu là khả năng thích ứng linh hoạt với môi trường mới, qua đó giúp bạn dễ dàng phát huy được năng lực và phẩm chất của bản thân. Trong môi trường sôi động của nền kinh tế với kỹ năng này bạn sẽ luôn theo kịp được xu hướng phát triển và đạt được những thành công tiếp nối thành công. Kỹ năng đàm phán : Đàm phán là một phương cách gắn kết nhằm thỏa mãn vấn đề đặt ra trong mối quan hệ, đây nghệ thuật của sự thấu hiểu và hợp tác. Đàm phán chính là để xác định một phương thức trao đổi thỏa thuận mà các bên cùng chấp nhận. Đàm phán là một kỹ năng giúp sinh viên kinh tế bước lên đỉnh cao trong nghề nghiệp của mình. Kỹ năng phân tích và ra quyết định kịp thời: Kỹ năng này giúp bạn hiểu sâu thấu đáo hơn về các vấn đề kinh tế với tư duy logic. Khả năng đưa ra quyết định dựa trên những tìm hiểu và phân tích kỹ càng các tình huống, tìm ra nguyên nhân và đề xuất giải pháp. Có thể nói, đây là kỹ năng mềm cực kỳ quan trọng giúp bạn đạt được những mục tiêu trong hoạt động kinh tế một cách suôn sẻ và nhanh chóng.
Xem thêm

Bài giảng Kiểm toán BCTC 2TC

Kiểm toán Báo cáo tài chính là môn học đặc trưng của ngành Kiểm toán bởi nó chứa đựng đầy đủ các khía cạnh, bản chất, mục tiêu, nội dung, quy trình và phương pháp tiếp cận Kiểm toán. Với học phần Kiểm toán Báo cáo tài chính 2 tín chỉ người học sẽ được giới thiệu tổng quan về Kiểm toán Báo cáo tài chính và chi tiết quy trình kiểm toán các phần hành Bán hàng - Thu tiền; Mua hàng - Thanh toán; ... Nội dung bài giảng Chương 1: Tổng quan về Kiểm toán Báo cáo tài chính Chương 2: Kiểm toán chu trình bán hàng – thu tiền Chương 3: Kiểm toán chu trình mua hàng – thanh toán Chương 4: Kiểm toán chu trình hàng tồn kho Chương 5: Kiểm toán Tài sản cố định và các khoản đầu tư dài hạn Chương 6: Kiểm toán chu trình tiền lương và nhân sự Chương 7: Kiểm toán vốn bằng tiền https://drive.google.com/drive/folders/1CEvx5h-5jn_X5Y-5RDg6-QDWcrFZFXSf?q=type:pdf%20parent:1CEvx5h-5jn_X5Y-5RDg6-QDWcrFZFXSf
Xem thêm

Các Mẫu đơn cho Sinh viên

  Mẫu đơn đăng ký học Mẫu đơn Hủy đăng ký học Mẫu đơn Điều chỉnh lịch thi Mẫu đơn Xác nhận môn học tương đương Mẫu đơn Chuyển đổi điểm môn học tương đương Mẫu đơn Đăng ký học song song 2 chương trình Mẫu đơn Mở lớp (áp dụng tại kỳ phụ, kỳ hè) Mẫu đơn Nghỉ học tạm thời Mẫu đơn Thôi học Mẫu đơn Trở lại trường  Mẫu đơn Sao bảng điểm  Mẫu đơn Cấp bản sao bằng tốt nghiệp
Xem thêm
09/05/2025

Thông tin tuyển sinh đại học chính quy năm 2025

Năm 2025, Trường Đại học Thủy lợi tuyển sinh đại học chính quy của 43 ngành đào tạo với 5.350 chỉ tiêu. Trường tuyển sinh theo 4 phương thức xét tuyển Trường Đại học Thủy lợi tuyển sinh năm 2025 vớ...

Thông báo tuyển sinh đào tạo trình độ tiến sĩ năm 2025

25/02/2025
Trường Đại học Thủy lợi trân trọng thông báo tuyển sinh 15 ngành đào tạo trình độ Tiến sĩ (Phụ lục 3) như s...

THÔNG BÁO VỀ KỲ THI CHUẨN TIẾNG ANH ĐẦU RA ĐỢT 1 NĂM 2025

21/02/2025
Nhà trường thông báo kế hoạch tổ chức kỳ thi chuẩn Tiếng Anh đầu ra cho sinh viên hệ đại học chính quy khóa 61 trở về...

Thông báo triển khai thực hiện Học phần tốt nghiệp học kỳ 2 năm học 2024 – 2025

13/02/2025
Căn cứ kế hoạch đào tạo năm học 2024-2025 ban hành kèm theo Quyết định số 1409/QĐ-ĐHTL ngày 06/6/2024, Nhà trường thô...

Thông báo về triển khai kế hoạch đào tạo ĐHCQ học kỳ 2 năm học 2024-2025 cho SV K66 trở về trước tại Hà Nội

03/01/2025
Căn cứ Quyết định số 1409/QĐ-ĐHTL ngày 06/6/2024 về ban hành kế hoạch đào tạo năm học 2024-2025 của Trường ...

TLC Group Tuyển Dụng

08/06/2025
Thủy lợi ơi, CƠ HỘI VÀNG ĐỂ "Cất cánh" SỰ NGHIỆP ĐÃ ĐẾN!  Bạn là Gen Z năng động, tài năng, sẵn sàng chinh phục...
Đọc thêm

TUYỂN DỤNG NHÂN VIÊN KẾ TOÁN

08/06/2025
CÔNG TY MÁY TÍNH cần tuyển 01 KẾ TOÁN có kinh nghiệm, làm việc tại Nguyễn Chí Thanh – Hà Nội MÔ TẢ CÔNG VIỆC – Hạch...
Đọc thêm

[THÔNG BÁO TUYỂN DỤNG]

28/05/2025
Vị trí: Nhân viên Hành chính – Nhân sự Công ty Cổ phần Công nghệ Xử lý Nước và Môi trường ETM Làm việc tại: KĐT Đại...
Đọc thêm

[ HỖ TRỢ TUYỂN DỤNG] Kế toán mảng xây dựng

15/01/2025
THÔNG TIN TUYỂN DỤNG   Vị trí: Kế toán mảng xây dựng Số lượng: 03 người Địa điểm làm việc: Hà Nội Yêu cầu: Có...
Đọc thêm
Đọc thêm