Ngôn ngữ:

Mục tiêu Đào tạo và Chuẩn đầu ra Chương trình đào tạo ngành Kế toán

1. Mục tiêu đào tạo

1.1. Mục tiêu chung

Đào tạo cử nhân kế toán có phẩm chất chính trị, đạo đức và sức khỏe tốt, có trách nhiệm xã hội; có kiến thức cơ bản về kinh tế, chính trị, xã hội; có năng lực thực hiện và giải quyết các công việc liên quan đến kế toán và tài chính, được trang bị các kỹ năng cơ bản để đáp ứng được yêu cầu công việc trong môi trường toàn cầu hóa.

1.2. Mục tiêu cụ thể

Mục tiêu 1: Đào tạo cử nhân kế toán có hiểu biết về lý luận chính trị, kinh tế - xã hội, pháp luật.

Mục tiêu 2: Đào tạo cử nhân kế toán có kiến thức cơ bản về kinh tế học, thống kê, tài chính, quản trị kinh doanh, quản trị quy trình, v.v... để có thể tham gia vào các hoạt động kinh tế và kinh doanh trong các tổ chức và doanh nghiệp.

Mục tiêu 3: Đào tạo cử nhân kế toán có kiến thức chuyên môn vững vàng, có khả năng tổ chức và thực hiện các công việc kế toán cho các doanh nghiệp, các tổ chức kinh tế và các đơn vị công lập.

Mục tiêu 4: Đào tạo cử nhân kế toán có đầy đủ kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm đáp ứng yêu cầu hội nhập và quốc tế hóa: kỹ năng phản biện, tư duy sáng tạo, biết cách tự quản lý bản thân; biết cách tổ chức và dẫn dắt hoạt động nhóm; có khả năng thích ứng với sự thay đổi của thực tế; biết cách giao tiếp và gây ảnh hưởng đến người khác.

Mục tiêu 5: Đào tạo cử nhân kế toán có phẩm chất đạo đức, biết cách ứng xử chuyên nghiệp; đề cao đạo đức cá nhân và nghề nghiệp, có trách nhiệm với xã hội, đề cao và coi trọng lợi ích cộng đồng. 

Mục tiêu 6: Đào tạo cử nhân kế toán có khả năng tự học và tinh thần học tập suốt đời.

2. Chuẩn đầu ra

Hoàn thành chương trình đào tạo, người học có kiến thức, kỹ năng, năng lực tự chủ và trách nhiệm, phẩm chất đạo đức sau:

2.1. Kiến thức Kiến thức đại cương

CĐR1. Hiểu biết các vấn đề cơ bản về lý luận chính trị, kinh tế xã hội, pháp luật và an ninh quốc phòng.

CĐR2. Vận dụng được các kiến thức toán học, kinh tế học, các nguyên lý thống kê, quản trị kinh doanh và các quy định của pháp luật vào kế toán và kinh doanh. Kiến thức cơ sở khối ngành, cơ sở ngành, chuyên ngành

CĐR3. Vận dụng được các kiến thức kế toán, kinh tế (tài chính, thuế) và kinh doanh để tư vấn, thiết kế hệ thống thông tin kế toán phục vụ quản trị doanh nghiệp.

CĐR4. Vận dụng được các nguyên tắc, quy trình, phương pháp, chuẩn mực kế toán, kiểm toán để thực hiện các công việc kế toán theo tiêu chuẩn và quy tắc đạo đức nghề nghiệp.

2.2. Kỹ năng Kỹ năng nghề nghiệp

CĐR5. Biết cách lập và phân tích báo cáo tài chính; biết cách lập báo cáo để cung cấp thông tin cho quản trị doanh nghiệp; biết cách lập, kiểm tra các báo cáo thuế và quyết toán thuế.

CĐR6. Biết cách giao tiếp, hướng dẫn, truyền đạt vấn đề và giải pháp trong quá trình thực hiện công việc kế toán. Kỹ năng tin học, ngoại ngữ

CĐR7. Sử dụng thành thạo các phần mềm văn phòng, máy tính, mạng máy tính và các phần mềm chuyên dùng để khai thác, thu thập, xử lý, phân tích và cung cấp thông tin kế toán cho người sử dụng ở trong và ngoài doanh nghiệp.

CĐR8. Biết cách tự học để cập nhật và nâng cao năng lực và trình độ chuyên môn. Sử dụng được tiếng Anh trong công việc với năng lực ngoại ngữ bậc 3/6 theo khung năng lực ngoại ngữ VN.

2.3. Năng lực tự chủ và trách nhiệm 

CĐR9. Biết cách tổ chức quy trình kế toán, thực hiện các công việc kế toán, có khả năng dẫn dắt chuyên môn, tự định hướng nghề nghiệp để thích nghi với môi trường làm việc thay đổi.

CĐR10. Biết cách tổng hợp và đưa ra những kết luận về những vấn đề chuyên môn nghiệp vụ kế toán, có khả năng đánh giá và cải tiến các hoạt động chuyên môn.

2.4. Phẩm chất đạo đức

CĐR11. Phẩm chất đạo đức cá nhân: Ứng xử có văn hóa, tự tin, kiên định theo đuổi mục tiêu.

CĐR12. Phẩm chất đạo đức xã hội: Có trách nhiệm với xã hội và tuân thủ pháp luật, ủng hộ và bảo vệ cái đúng, sáng tạo và đổi mới.